LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0269.3      
Email:..........@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 16
Số người on-line: 1

PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM TRÊN GIA CẦM

Ngày đăng bài: 12/02/2020
       Theo khuyến cáo, thời điểm đầu năm, với điều kiện thời tiết nồm, ẩm, thường tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm. 


      (Hình ảnh minh họa)
      Hiện nay dịch cúm trên gia cầm đã tái xuất hiện tại một số tỉnh thành của khu vực phía Bắc đang có xu hướng lan rộng trong địa bàn, nguy cơ lây sang người là rất cao. Bệnh cúm gia cầm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắcxin dự phòng nếu mắc bệnh tỷ lệ tử vong rất cao.
      Để phòng chống dịch cúm gia cầm đề nghị nhân dân thực hiện 4 biện pháp phòng chống sau:
      1.Ngăn chặn đường lây từ chim di cư sang gia cầm: Bằng cách chăn nuôi gia cầm phải có chuồng trại không được thả rong.
      2.Khống chế dịch cúm gia cầm: Là chăn nuôi phải được tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên vệ sinh môi trường tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt phải báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời. Tránh vận chuyển gia cầm không rỏ nguồn gốc.
      3.Ngăn chặn sự lây lan từ gia cầm sang người: Là không giết mổ, không tiếp xúc trực tiếp và sử dung gia cầm bị bệnh /chết hoặc gia cầm không rỏ nguồn gốc, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với gia cầm.
      4.Phòng ngừa lây lan cúm gia cầm từ người sang người: Để phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sớm. Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bệnh /chết, hoặc ở khu vực đang lưu hành dịch cúm gia cầm nếu phát hiện có các triệu chứng như sau:
-Sốt cao đột ngột 38 độ.
-Đau đầu, đau cơ, đỏ mặt, mạch nhanh.
-Ho khan, khó thở.Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được khám điều trị và cách ly kịp thời đúng qui định.
Trước tình hình dịch cúm gia cầm diển biến phức tạp và có thể xảy ra bất cứ lúc nào đề nghị nhân dân thực hiện tốt 4 biện pháp phòng, chống nêu trên.
     * Cách nhận biết gia cầm bị nhiễm dịch:
Gia cầm bệnh đột ngột sốt cao, thân nhiệt lên tới 44 – 450C.
Ho khẹc, thở khó, khi thở phải há miệng.
Chảy nước mắt, nước mũi và dãi dớt liên tục.
Mào, tích và hàm dưới sưng, tích nước, xuất huyết đỏ từng đám.
Kết mạc mắt sưng, xuất huyết.
Ỉa chảy nặng, phân xám vàng, xám xanh, đôi khi có máu, mùi tanh.
Da tím tái và xuất huyết ở dưới da, đặc biệt là da chân.
Đi lại loạng choạng, xiêu vẹo, run rẩy, đứng túm tụm vào một chỗ.
Có thể gặp triệu chứng thần kinh: co giật, liệt;
Gà đẻ giảm đẻ hoặc ngừng hẳn nhưng vỏ trứng không bị mất màu.
Tỷ lệ gà mắc bệnh rất cao.
Tỷ lệ chết có thể rất cao (100% đàn), có thể thấp tuỳ theo độc lực của mầm bệnh.
Xuất huyết từng đám dưới da chân
      Bệnh tích (biểu hiện bên trong):
Mũi bị viêm, xuất huyết và tịt lại.
Mào và tích đỏ thẫm, có tích nước.
Các phủ tạng: phổi, tim, gan, lách, thận, buồng trứng… đều bị xuất huyết và viêm hoại tử.
Đặc biệt màng treo ruột, mỡ bụng xuất huyết khác với tất cả bệnh khác.
Tuyến tuỵ sưng to, có các vạch vàng, đỏ xen kẽ.
Niêm mạc dạ dày tuyến, hậu môn, túi huyệt và các tổ chức dưới da, tổ chức cơ đều bị xuất huyết, đỏ thẫm từng mảng.
 
                                                                                                        Hoàng Duyên/VHTT

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai