kế hoạch phát triển kinh tế năm 2020

Ngày đăng bài: 06/12/2019
Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội là phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế của chính quyền các cấp theo những mục tiêu đã thống nhất trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, dự kiến xu hướng vận động của các yếu tố Kinh tế - Xã hội, dự kiến trước phương hướng, tốc độ phát triển và các giải pháp tương ứng đảm bảo thực hiện nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội. Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có sự tham gia theo định hướng thị trường là sự đổi mới về tư duy, quy trình, phương pháp và nội dung.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2020

XÃ: HẢI YANG

PHẦN I: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ XÃ

 
    I. Điều kiện tự nhiên
    1. Vị trí địa lý:
     Xã Hải Yang là một xã nằm cách trung tâm huyện Đak Đoa 30 km. Về phía Bắc, có tỉnh lộ 670 (nay là Quốc lộ 19 D) đi ngang qua xã chạy dài hơn 13 km. Phía Đông giáp xã Ayun; Phía Tây giáp xã Kon Gang; Phía Nam giáp xã Đăk DJrăng (kho K896); Phía Bắc giáp xã Đăksơmei.
     2. Đặc điểm địa hình, khí hậu:
     2.1. Địa hình:
     Địa hình Xã có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn, độ dốc lớn.
     2.2 Khí hậu, thời tiết: xã Hải Yang (huyện Đak Đoa) nằm trong khu vực cao nguyên Pleiku thuộc Tây Trường sơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có độ ẩm dồi dào, không có bão và sương muối. Trong năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 6÷ 10), lượng mưa tập trung nhiều (chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, thường có những trận mưa với cường độ lớn ở đầu và giữa mùa) và là thời vụ gieo trồng chính; mùa khô (tháng 11÷5 năm sau), hầu như không có mưa, thường có những đợt nắng gắt ở cuối mùa, cây trồng bị thiếu nước và phải bơm tưới. Nhiệt độ trung bình năm 20,0C, số giờ nắng bình quân năm 2.165h, lượng mưa bình quân năm 2.088mm (số ngày mưa bình quân năm 137,5 ngày), độ ẩm không khí bình quân năm 79%, tốc độ gió trung bình 4,5m/s;          
     3. Nguồn nước, mặt nước: Có 02 nguồn nước chính tương đối phong phú đó là: nước mạch và nước ngầm. Nước mạch chủ yếu phân bổ ở các nhánh suối nhỏ, do đặc điểm địa hình miền núi, thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt cùng với chế độ mưa tập trung nên mùa khô còn thiếu nước, mùa mưa lại thừa nước. Về nguồn nước ngầm của xã có trữ lượng khá lớn, phân bổ ở khá sâu. Nhìn chung việc sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản hạn chế, nuôi trồng thủy sản không hiệu quả, chưa tận dụng hết tài nguyên mặt nước trong phát triển kinh tế.
     II. Đặc điểm xã hội
     Xã Hải Yang có 4 thôn với tổng số 1.214 hộ với 4.256 nhân khẩu,  gồm 07dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc banar 302 hộ; dân tộc mường 10 hộ; dân tộc Dáy 02; dân tộc Tày 02; dân tộc Nùng 01 hộ; dân tộc Thái 01 hộ, còn lại là dân tộc Kinh, các dân tộc đoàn kết chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
     Tổng diện tích tự nhiên là 6.921ha. Đất nông nghiệp 6.269,79ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 5.142 ha, đất lâm nghiệp 1.238 ha; Đất phi nông nghiệp 378ha, gồm : đất ở 29,18ha ; đất chuyên dùng 242,16ha (đất trụ sở, công trình sự nghiệp 4 ha; đất quốc phòng 21, ha); đất mục đích công cộng 217 ha; đất nghĩa địa 12,06 ha; đất tín ngưỡng tôn giáo 0,61 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 94,17 ha....); đất chưa sử dụng 245,16 ha.
Cây trồng chính trên địa bàn xã là: Cà phê với diện tích 1.728 ha; hồ tiêu 777 ha; cao su  35 ha; lúa đông xuân với diện tích 80 ha; Diện tích lúa vụ mùa toàn xã đã gieo xạ tính đến thời điểm hiện nay được 145 ha; sắn: 30 ha; khoai lang: 04 ha; Rau xanh cây thực phẩm các loại: 29 ha; Tổng đàn bò trong toàn xã là 609 con, trong đó tỷ lệ nhóm máu lai đạt 58% so với tổng đàn, Trâu 20 con, Dê 70 con, tổng đàn heo 2.680 con, tỷ lệ nạc hóa đàn heo đạt 90%,  tổng đàn gia cầm 6.570 con.
Ngành nghề chính chủ yếu ở xã là nông nghiệp.
* Về cơ sở hạ tầng:
- Điện:
- Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
- Tỉ lệ hộ dùng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt 100%.
* Thực trạng hệ thống lưới điện và tỉ lệ hộ dùng điện của xã.
* Hiện trạng: Nguồn điện và hệ thống cấp điện của xã Hải Yang do ngành điện (Chi nhánh điện lực Mang Yang) quản lý.
Tổng số trạm biến áp là 24 trạm tổng dung lượng 3.485 (KAV), hệ thống điện trung thế 25,1 km, hạ thế 13,28 km đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân.
100% số hộ sử dụng điện (thường xuyên an toàn), xã cơ bản đã đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, phát huy hiệu quả và sử dụng tiết kiệm điện, không để xảy ra tình trạng cháy, chập điện, thiệt hại tính mạng về điện, tỷ lệ hao tổn điện năng giảm qua từng năm.
Tổng chiều dài đường giao thông trên địa bàn xã: 47,9 km .
a.Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn: (Đạt) Tổng km đường trục xã, liên xã: 13/13 km (theo hiện trạng đã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT). (Đạt 100% so với tiêu chí NTM).
b.Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa theo quy định của vùng: (đạt) Có 19,4 km đạt chuẩn/ tổng số 19,4 km ( Đạt 100 % so với tiêu chí NMT)
           c. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: (đạt) Có 5,5 km đạt chuẩn/5,5 km ( Đạt 100% so với tiêu chí NTM).
d. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: (đạt) Tổng km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 8/10 km đạt 80% ( đạt so với tiêu chí NTM: 70%).
         - Hệ thống thủy lợi: toàn xã có 01 hồ đập Đak neum và 02 đập tràn dân nước Đak tơ mách thượng và Đak rơ mách hạ đảm bảo phục vụ nước tước các cây công nghiệp ở thôn và cánh đồng thôn 3 và thôn Bông Hĩot trong mùa khô hạn, được đầu tư xây dựng dân dâng nước ở cánh đồng Hnhang thôn Bông Hiot đảm bảo phục vụ nước tưới.
         - Toàn xã có 25 km kênh mương các loại, trong đó có 5,25 km mương bê tông còn lại là mương đất, do vậy hằng năm bị vùi lấp rất nhiều do mưa, bão, trong điều kiện bình thường thì cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất. Nhằm chủ động nguồn nước cho cây lúa và các loại cây trồng khác, UBND xã đã chủ động tổ chức vận động nhân dân duy tu, sữa chữa, nạo vét kênh mương để phục vụ tốt công tác tưới tiêu cho các loại cây trồng.
         - Dân cư trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt bằng nước giếng đào nhìn chung đảm bảo vệ sinh, một số hộ đồng bào DTTS vẫn còn dùng nước tự chảy và nước giọt; thiếu nước sinh hoạt nhất là vào mùa khô.
       - Trạm y tế xã: khuôn viên đất 5000m2; nhà xây cấp IV với diện tích 91 m2, chất lượng tốt; trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu; trạm có 05 cán bộ y tế ; Trong đó có 01 bác sĩ và 03 y sỹ và 01 hộ sinh.
         - Hiện nay trên toàn xã có 3 cấp học, thuộc xã quản lý 3 cấp:
+ Trường Mẫu giáo: gồm 01 phân hiệu chính ở trung tâm và 2 phân hiệu ở  thôn 3 và thôn Bông hiot.
+ Trường tiểu học:  gồm 01 phân hiệu chính ở trung tâm và 1 phân hiệu ở  thôn Bông Hĩot.
+ Trường Trung học cơ sở Phạm Hồng Thái: Ở trung tâm xã.
- Về tình hình xã hội: Toàn xã có 43 hộ nghèo (chiếm 3,5%).
- Thuận lợi:
+ Xã Hải Yang thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp với các loại cây có lợi thế hàng hoá và hiệu quả cao như: lúa nước, mì, đậu đỗ các loại...và chăn nuôi gia súc phát triển. Bên cạnh đó thuận lợi phát triển trồng các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu, chanh dây và các loại cây ăn quả như Bơ, Mít, sầu riêng...
+ Đất đỏ bazan phù hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp có giá trị cao như: cà phê, cao su và hồ tiêu.
+ Kinh tế - xã hội trong những năm qua của xã có bước phát triển, bộ mặt nông thôn dần dần thay đổi, đời sống nhân dân đã được cải thiện. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với tiềm năng lợi thế của vùng.
- Khó khăn:
+ Là xã có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 30,51 % so tổng dân số của xã,  trình độ văn hoá, trình độ lao động và hiểu biết còn hạn chế. Đời sống kinh tế có cải thiện nhưng còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo nhất là hộ đồng bào dân tộc còn cao. Người dân còn thiếu vốn sản xuất, kiến thức và kỹ năng phát triển kinh tế còn thấp.
+ Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nhất là về giao thông nông thôn tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của nhân dân.
+ Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn chậm, năng suất cây trồng chưa cao. Giá cả của các mặt hàng nông sản trên thị trường không ổn định.
     PHẦN II: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH  PT KT-XH NĂM 2019
     I. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch 6 sáu tháng đầu năm 2019
     1. Lĩnh vực kinh tế:
     1.1. Trồng trọt:
     * Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2018 – 2019:
- Vụ Đông Xuân 2018-2019 toàn xã xuống giống được 105ha/105 ha, đạt 100% KH, trong đó: Diện tích lúa 80/80 ha đạt 100% , năng suất bình quân 3 tấn/ha; rau màu các loại 25/25 đạt 100% KH, năng suất bình quân 5 tấn/ha.
Nhìn chung, tình hình sản xuất vụ Đông xuân 2018-2019 phát triển tốt, chưa có dấu hiệu bị sâu bệnh, nguồn nước đảm bảo.
     * Vụ mùa năm 2019
- Lúa: 145/145 ha, đạt 100% so với kế hoạch.
- Ngô cả năm: 4/4 đạt 100 % so với kế hoạch.
- Lang: 5/5 ha, đạt 100% so với kế hoạch.
- Sắn: 30/50 ha, đạt 60% so với kế hoạch.
- Đậu đố các loại: 3/3 ha, đạt 100% so với kế hoạch.
- Rau xanh và cây thực phẩm: 10/50 ha, đạt 20% so với kế hoạch.
Vận động nhân dân tiếp tục làm đất xuống giống vụ mùa đúng thời vụ đạt chỉ tiêu kế hoạch huyện giao.
     1.2. Cây công nghiệp dài ngày:
     Cây cà phê: Tổng diện tích cà phê toàn xã: 1628 ha/1648 ha đạt 98,7% so với kế hoạch ( trong đó diện tích xâm canh là 338,5 ha ).
     Cây tiêu: Tổng diện tích 776,5 ha/821 ha đat  94,5% so với kế hoạch, ( trong  đó Công Ty cổ phần  Dịch Vụ Nông Nghiệp Tây Nguyên là 205 ha , đã cho thu hoạch 150 ha ) diện tích kinh doanh là 496,5 ha, còn lại là diện tich kiến thiết cơ bản . Diện tích tiêu chết trên địa bàn sau rà soát hiện nay là 36,6 ha
     Cây cao su: Diện tích cao su 50/58  ha  đạt  86% so với kế hoạch phát triển tốt.
     Trồng rừng: Nhân dân đăng ký trồng rừng năm 2019 là 77 ha ( 21 hộ ), thông báo cho các hộ dân tiến hành xử lý thực bì, cuốc hố đúng cách để chuẩn bị trồng cây.
     Cây chanh dây: Diện tích chanh dây 95/52 ha đạt 184,6 % so với KH đã cho thu hoạch 65 ha, còn lại là KTCB.
     Cây ăn quả:  Diện tích 55/ 35 ha đạt 157% so với KH. Một số diên tích bơ, mít ăn trái đã bắt cho đầu cho thu hoạch khoảng 10 ha.
     2. Chăn nuôi, thú y:
     2.1. Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc toàn xã là 2.354  con. Trong đó đàn trâu 20 con, Đàn dê 70 con, đàn bò 609/441 con đạt  138% so với kế hoạch , tỉ lệ lai hóa đàn bò 58%/70,6 % đạt 82,2% so với kế hoạch, đàn heo 1680 con/1950 con đạt 86% so với kế hoạch , tỉ lệ lai hóa đàn heo 90%/95% đạt 94% so với kế  hoạch.
            2.2. Thú y:
Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm thường xuyên được triển khai, và tuyên truyền đến tận người dân đồng thời kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh, trong thời gian qua chưa xảy ra dịch bệnh lớn trên địa bàn. Thành lập 3 điểm chốt chặn dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn xã.
Đã phối hợp với trạm thú ý tiêm được 400 liều vắc xin LMLM. Nhận 6 lít Bencoxit để phun tiêu độc khử trùng cho đàn gia súc, vật nuôi.
            * Những hạn chế và nguyên nhân:
- Chăn nuôi trên địa bàn xã chưa phát triển chủ yếu là chăn nuôi quy mô nhỏ, chưa có hình thức chăn nuôi theo mô hình trang trại với quy mô vừa và nhỏ, diện tích chăn thả thu hẹp, giá cả sản phẩm chăn nuôi thấp, ảnh hưởng dịch bệnh lớn.
- Vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo, công tác tiêm phòng dịch bệnh và vệ sinh môi trường còn hạn chế nhất là thôn đồng bào dân tộc thiểu số.
- Người dân chưa nắm bắt được hết các kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y được phổ biến chưa rộng rãi đến từng thôn.
     1.3. Thương mại và Dịch vụ
     Hiện nay trên địa bàn xã có 01chợ tạm đa được quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới, việc mua bán chủ yếu tại một số hộ kinh doanh nhỏ, lẻ. Các hình thức dịch vụ trên địa bàn xã chưa có quy mô lớn đây cũng là một hạn chế đối với việc phát triển thương mại, dịch vụ tại địa phương.
     1.4. Giao thông - thuỷ lợi
     * Giao thông: Tuyên truyền vận động nhân dân phát huy nội lực dọn dẹp vệ sinh và phát quang các bụi rậm che khuất tầm nhìn để đảm bảo an toàn giao thông; vận động nhân dân  tu sửa các tuyến đường nội thôn đảm bảo cho nhân dân sinh hoạt và sản xuất.
     * Thủy lợi: Qua kiểm tra rà soát hiện trạng lương nước của ba công trình thủy lợi: Đập dân nước Hnhang, đập dân nước Đak tơ mach và hồ chức Đak Neum tới thời điểm hiện nay mực nước ổn định đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho vụ mùa năm 2019 và các loại cây trồng trên địa bàn. Riêng đập dân nước Đak tông qua kiểm tra do mưa lớn bị sạt lở hai đoạn mương bê tông 20 m, UBND xã đã tổ chức tu sửa với kinh phí sửa chữa là 13.000.000 đồng và đã vận động nhân dân tiến hành nạo vét mương, khai thông dòng chảy để đảm bảo nước tưới cho vụ mùa năm 2019. Triển khai cho các ban thôn tuyên tuyền vận động nhân dân được trực tiếp hưởng lợi từ các tuyến mương nạo vét khai thông để lấy nước phục vụ nhu cầu chăm sóc cây trồng.
     2. Văn hóa - Xã hội:
     2.1. Công tác giáo dục:
Công tác quản lý và giảng dạy của ba trường trong 6 tháng đầu năm đã thực hiện theo đúng kế hoạch của phòng giáo dục huyện và các Nghị quyết của địa phương, cả ba trường đã tổ chức tổng kết năm học, đánh giá xét tốt nghiệp cuối cấp, tiến hành kiểm kê tài sản bàn giao cho nhân viên bảo vệ và tổ chức nghỉ hè.Tổ chức hội nghị chuyên đề về huy động trẻ em ra lớp, chống bỏ học, nghỉ học.
- Trường Mẫu giáo: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 15 đồng chí. Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 đồng chí, Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 10 đồng chí, nhân viên: 03, Trong đó: 02 nhân viên hợp đồng.
   Tổng số học sinh cuối năm học 2018 - 2019 là: 189 cháu, nữ 87; Dân tộc 71; Nữ dân tộc: 33 (giảm 07 cháu so với đầu năm - Lý do: Chuyển trường) gồm có 06 lớp (giảm 02 lớp so với năm học trước, lý do: không mở lớp mẫu giáo 3+ 4 tuổi).
Trường đã được UBND tỉnh Gia Lai công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I từ năm học: 2018 - 2019 theo quyết định số 1181/ QĐ- UBND ngày 27 tháng 11 năm 2018.
 
          - Trường Tiểu học: Tổng số cán bộ công nhân viên chức của trường gồm: 23 người, trong đó 13 nữ. Cán bộ quản lý: 02 người; Nhân viên 3 có 2 nữ: (trong đó 01 kế toán, 01 thư viện, 01 bảo vệ ); giáo viên trực tiếp giảng dạy 17 người.
          Tổng số học sinh cuối năm học 2018-2019 là 466/483 em, nữ 223, dân tộc thiểu số 165, nữ dân tộc thiểu số 67 em, giảm so với đầu năm học là 07 em (lý do chuyển trường 06 em, bỏ học 01 em) với tổng 16 lớp và học sinh đã hoàn thành chương tình lớp học đạt tỷ lệ 96,5%;  học sinh hoàn thành chương trình tiểu học 95/5 đạt tỷ lệ 100%.
             Nhà trường xây dựng nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục của trường, nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì tốt phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 2 và đảm bảo sỹ số học sinh đạt tỷ lệ 99,8% so với kế hoạch đầu năm học.
          -Trường THCS Phạm Hồng Thái: Tổng số cán bộ, công nhân, viên chức của trường có 16 người, có 06 người là nữ, trong đó: 02 người là cán bộ quản lý, có 02 nhân viên (trong đó 01 bảo vệ và 01 Thư viện);  giáo viên trực tiếp giảng dạy là 12 người (trong đó có 06 người giáo viên nữ ; 01giáo viên là người dân tộc thiểu số là nữ).
          Trường có 07 lớp với 256 học sinh, 130 nữ; 68 dân tộc thiểu số, 41 nữ dân tộc, giảm 01 em so với đầu năm học (lý do bỏ học). Học sinh đã hoàn thành chương trình THCCS xét tốt nghiệp 45/45 đạt 100%.
   Kết quả năm học 2018-2019 nhà trường giữ vững các tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến kế hoạch công tác cho toàn thể giáo viên ổn định nề nếp dạy và học trong toàn trường đặc biệt vào đầu năm học, trước và sau các kỳ nghỉ lễ, tết. Củng cố “Nề nếp– Kỷ cương” Lấy quy chế ngành, quy định nhà nước làm cơ sở cho mọi hoạt động. Trường tổ chức tốt việc hướng nghiệp cho học sinh khối 9 giúp các em có thái độ học tập tốt, nhận biết khả năng của bản thân để định hướng được tương lai sau khi tốt nghiệp THCS. Tuyên truyền phòng chống các loại bệnh dịch nguy hiểm, các tệ nạn xã hội có nguy cơ xâm nhập học đường.Tổ chức đầy đủ các buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề từng tháng, qua đó  giáo dục học sinh kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích, các tệ nạn xã hội, tìm hiểu luật ATGT, Bạo lực học đường…
            2.2. Công tác y tế:
Cán bộ nhân viên trạm có 5 người, Trong đó có 01 Bác sỹ đa khoa, 03 y sỹ, 01 hộ sinh; Trong 6 tháng số lượt người khám bệnh 1.150 lượt người, số người điều trị 1.150 lượt người đạt 100%,  Điều trị BHYT 547 lượt; điều trị đông tây y kết hợp 370 lượt; điều trị trẻ em dưới 15 tuổi 131 lượt.
Trong 6 tháng đầu năm 2019 trạm y tế xã đã triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như: Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 01 tuổi, tiêm viêm gan; bại liệt; sởi; tiêm vắc xin phòng viên não nhật bản, tiêm phòng phụ nữ có thai... và chăm sóc bà mẹ trẻ em, tăng cường phòng chống bệnh xã hội.
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kiểm ra vệ sinh an toàn thực phẩm 02 đợt với 52 cơ sở. Ngoài ra trạm còn phối hợp với các ngành thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
     2.3. Công tác dân số - KHHGĐ:
     Tổng số sinh trong 6 tháng đầu năm là 43 cháu, Tổng số chết là: 09 người; Số người mới chuyển dến là 36 người; Số người chuyển đị khỏi địa bàn là 76 người; tiêm thuốc tránh thai:61 trường hợp; uống thuốc tránh thai 89 trường hợp; đặt vòng 239 trường hợp trong đó đặt vòng mới là 22 trường hợp; Đình sản 38 trường hợp; Cấp bao cao su là 68 trường hợp; Phối hợp với các ban ngành, Đoàn thể của xã tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại tại các thôn trên địa bàn để thực hiện chiến dịch chăm sóc SKSS - KHHGĐ. Lồng ghép với buổi tiêm chủng trẻ em để tư vấn đề án sàng lọc sơ sinh, trước sinh. Thực hiện dịch vụ KHHGĐ tại trạm y tế xã ngày 13 hàng tháng.
     2.4. Công tác văn hoá thông tin – thể thao:
     Củng cố, duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” xã. Cán bộ VH-TT quản lý đài truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tham mưu UBND xã và tổ biên tập tin xây dựng bài và phát những thông tin nổi bật hằng tuần... Phối hợp với các ban, ngành tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ Mừng Đảng – Mừng Xuân 2019. Chỉ đạo các ngành chuyên môn phối hợp Mặt trận và các đoàn thể xã tổ chức cho nhân dân đón tết tại thôn Bông Hĩot, và tổ chức các trò chơi dân gian cho nhân dân, tổ chức đón giao thừa tại trụ sở UBND, đảm bảo vui tươi lành mạnh, an toàn và tiết kiệm. Tổ chức thành công giải bóng chuyền truyền thống tại xã.
Tham gia giải việt dã; giải bóng đá truyền thống do huyện tổ chức; Tổ chức cho cán bộ công chức và đoàn viên công đoàn xã tham gia thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về văn hóa ở cơ sở do huyện tổ chức; Trang trí cho các ban ngành đoàn tổ chức hội nghị đảm bảo mỹ quan, đúng nội dung cần truyền đạt....
     2.5. Trung tâm học tập cộng đồng:
     Phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện mở lớp hội thảo, tập huấn chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã với 40 lượt người tham gia dự tổ chức tại làng Bông Hiot; Phối hợp mở 01 lớp về hướng dẫn phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất thu nhập cho người dân tại thôn Bông hiot với số lượng 30 học viên.
Tổ chức 01 buổi tư vấn hướng nghiệp cho phụ huynh và học sinh trên địa bàn xã có những định hướng tốt trong vấn đề hướng nghiệp với số lượng 45 người tham gia.
Phối hợp với  Hội nông dân, các công ty phân bón tổ chức hội thảo cho nhân dân cách chăm sóc cây cà phê, hồ tiêu, sử dụng thuốc bảo vệ và tiến tới sản xuất sản phẩm nông sản hữu cơ như mô hình tiêu sạch, chanh dây sạch.
            2.6. Công tác lao động - xã hội – Xóa đói giảm nghèo:
            Nhận và tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ với tổng số thẻ là 535 thẻ.
            Lập danh sách nhận quà của Chủ tịch huyện cho các đối tượng là Thương binh, bệnh binh. Lập danh sách nhận quà của Chủ tịch nước cho các đối tượng Thương binh; bệnh binh; Gia đình chính sách, người nhiễm chất độc hóa học, Con người nhiễm chất độc hóa học, đối tượng bảo trợ xã hội;  Lập danh sách nhận gạo cứu đói tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019; Phối hợp với công an xã đưa 1 đối tượng bị thần kinh tâm thần mức độ đặc biệt nặng lên trung tâm BTXH tổng hợp tỉnh Gia Lai theo dạng nuôi dưỡng tập trung; Làm hồ sơ chế độ người khuyết tật cho 4 đối tượng; Làm hồ sơ chế độ người cao tuổi cho 2 đối tượng; In 43 sổ hộ nghèo và 76 sổ hộ cận nghèo cấp phát các đối tượng hộ nghèo và hộ cận nghèo; Làm hồ sơ hưởng chế độ mai táng phí cho 1 đối tượng thương binh
            Lập danh sách hộ người có công , gia đình chính sách khó khăn về nhà ở đề nghị uỷ ban nhân nhân huyện hỗ trợ kinh phí để sửa chữa và xây mới
            Cán bộ lao động  xã phối hợp ban chỉ huy quân sự xã giải quyết thủ tục hồ sơ chính sách cho 5 hộ gia đình có người có công; Thực hiện báo cáo giám sát về lĩnh vực người có công cho hội cựu chiến binh xã.
2.7. V sinh – môi trường:
         Dân cư trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt bằng nước giếng đào nhìn chung đảm bảo vệ sinh, một số hộ đồng bào DTTS vẫn còn dùng nước sinh hoạt hệ thống nước tự chảy; một số hộ đồng bào DTTS ở khu vực làng mới dùng nước giọt.                       Các thôn, làng đều có nghĩa địa riêng. Tuy nhiên đã được quy hoạch cụ thể nhưng việc quản lý về chôn cất người chết vẫn còn lộn xộn chưa theo thứ tự thẳng hàng.
          Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 98%.
          Chất thải, nước thải đã được thu gom tập trung; xã đã thành lập tổ thu gom, xử lý chất thải.
          2.8. Công tác Dân tộc -  Tôn giáo:
Toàn xã gồm 07dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc banar 302 hộ; dân tộc mường 10 hộ; dân tộc Dáy 02; dân tộc Tày 02; dân tộc Nùng 01 hộ; dân tộc Thái 01 hộ, còn lại là dân tộc Kinh, các dân tộc đoàn kết chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
Qua thống kê đạo Tin lành 159 giáo dân; đạo Công giáo 1.150 giáo dân, Phật giáo 341 phật tử. Nhìn chung các tôn giáo trong xã chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và mọi quy định ở địa phương, trong những ngày tổ chức lễ kỷ niệm đều có đơn xin phép và được sự cho phép của Chính quyền địa phương mới được tổ chức. Ngoài ra các điểm nhóm tin lành và công giáo đã tổ chức mừng lễ phục sinh theo đăng ký, đảm bảo an ninh trật tự. Niệm phật đường Minh chơn tổ chức lễ phật đản vào ngày 19/5 tại khuân viên niệm phật đường đã xảy ra 01 vụ tại nạn đuối nước cháu nhỏ 4 tuổi khi dạo chơi gần hồ bị trợt chân xuống hồ nhân tạo phủ bạt ở đáy để chứa nước khi có nhu cầu tưới cho cây chanh dây.
3. Quản lý nhà nước:
3.1 Công tác quân sự địa phương và an ninh chính trị - TTATXH:
a. Công tác quân sự địa phương:
Đơn vị thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh trực sẵn sàng chiến đấu của trên và tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt. Duy trì tốt chế độ trực chỉ huy vào ban đêm theo kế hoạch. Trực những ngày cao điểm và tết nguyên đán 96 công, phối hợp tổ chức tuần tra kiểm soát địa bàn với LLCA xã 08 đợt được 16 công không phát hiện gì. Đơn vị thường xuyên kiểm tra bổ sung các kế hoạch sát với tình hình thực tế ở địa phương. Tình hình ANCT–TTATXH trên địa bàn xã luôn được giữ vững ổn định.
BCHQS xã đã chủ động tham mưu cho Đảng uỷ, UBND chỉ đạo BCHQS xã tiếp tục củng cố xây dựng lực lượng, thực hiện tốt chế độ luôn phiên từ đầu năm theo chỉ tiêu của Chủ tịch UBND huyện giao.
            Tổ chức giao quân 10/10 đạt 100% chỉ tiêu trên giao và đăng ký độ tuổi 17 được 45 công dân đạt 1,1% so với dân số, rà soát độ tuổi 18- 25 được 218 công dân.
            UBND xã luôn quan tâm đến đời sống vật chất cho cán bộ chiến sỹ trong khi làm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu và tham gia huấn luyện. UBND chi trả  64.000đ/người/ngày theo đúng luật DQTV. 
Đơn vị duy trì tốt chế độ lau chùi bảo quản vũ khí trang bị hiện có, không sử dụng vũ khí trang bị khi chưa có lệnh. 
BCHQS đề xuất tham mưu cho Đảng uỷ, HĐND, UBND làm tốt công tác chính sách cho các đối tượng thăm hỏi và tặng quà nhân dịp tết cổ truyền cho các gia đình chính sách và một số gia đình có con em tại ngũ tổng số tiền thăm và tặng quà là 9.000.000đ và BCHQS xã tham mưu cho Đảng uỷ, UBND triển khai và thành lập hội đồng chính sách giải quyết chế độ chính sách theo quyết định số 62/CP của thủ tướng chính phủ đã được hưởng thêm 01 bộ hồ sơ theo chế độ 62, đề nghị 03 bộ làm chế độ thương binh. Tham mưu cho đảng ủy, HVĐNVQS xã tổ chức 01 đoàn đi thăm chiến sĩ mới tại CA tỉnh Gia Lai, đơn vị d50 Đức cơ.
            b. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
* Tình hình an ninh chính trị:
 Tình hình ANCT qua công tác kiểm tra không phát hiện đối tượng hoạt động phục hồi tin lành Đêga. Bóc gỡ 01 đối tượng nghe tuyên truyền trốn đi nước ngoài.
           Công an xã tuần tra kiểm soát địa 02 đợt bàn 07 đêm theo kế hoạch tấn công trấn áp tội phạm. không  phát hiện những dấu hiệu vi phạm của các đối tượng, trong diện quản lý.
* Tình hình trật tự an toàn xã hội: Trộm cắp trong 06 tháng xảy ra 02 vụ phát hiện đã chuyển Công an huyện thụ lý 02 vụ;  Gây rối trật tự khu dân cư xảy ra 01 vụ xử lý  phạt hành chính; Hủy hoại tài sản 01 vụ, Công an xã đang giải quyết. Cố ý làm hư hỏng tài sản 01 vụ chuyển Công an huyện thụ lý.
Lĩnh vực giao thông đường bộ 06 tháng xảy ra 01 vụ chuyển công an huyện thụ lý. Làm 05 người bị thương và hư hỏng 2 xe mô tô.     
Công an xã đã tuần tra kiểm soát 07 lượt, phát hiện 29 trường hợp vi phạm, đã xử lý nhắc nhở 18 trường hợp, xử phạt 11 trường hợp với số tiền là 3.450.000 đ.
Ngoài ra Công an xã tham mưu cho UBND và phối hợp với BCHQS xã lập kế hoạch trực tại trụ sở, trong dịp lễ, tết và những ngày tăng cường trong  năm. Tuần tra kiểm soát địa bàn theo Nghị Định 133/CP. Phối hợp phát động quần chúng 03 lượt với 315 người tham dự.
      *  Công tác quản lý nhân hộ khẩu:
Trong tháng Công an xã tuần tra đêm đêm, kiểm tra nhân hộ khẩu được 7 đêm trong dịp tết nguyên đán theo kế hoạch đã phát hiện và thu hồi được 01 khẩu sung cồn tự chế hiện Công an xã đang tạm giữ.
Đã giải quyết đăng ký thường trú  06 hộ với 19 nhân khẩu. Trong đó số nhân hộ khẩu ngoại tỉnh chuyển đến 04 hộ với 12 nân khẩu, nhập sinh 21 nhân khẩu; Chuyển đi 06 nhân khẩu; Tách hộ: 17 trường hợp; Cấp mới sổ hộ khẩu: 18 trường hợp; Cấp đổi:11 trường hợp; Cấp lại: 03 trường hợp; Điều chỉnh, thay đổi: 06  trường hợp, tiến hành xác minh 01 trường hợp.
Đăng ký tạm trú được 03 hộ, với 10 nhân khẩu; Cấp 03 sổ tạm trú; tiến hành xóa đăng ký tạm trú 01trường hợp. Tiếp nhận thông báo lưu trú được 56 trường hợp; trong đó, thông báo trực tiếp 56 trường hợp. Khai báo tạm vắng 02 trường hợp; Kiểm tra cư trú 10 lượt, trong đó hộ gia đình 40 hộ, 120 nhân khẩu, không có trường hợp vi phạm; Thay đổi chủ hộ 02 truờng hợp.
3.2. Địa chính, đất đai:
Phối hợp với BQLRPH Đak Đoa, Phòng nông nghiệp và Hạt kiểm lâm kiểm tra diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn; Tiếp nhận 09 hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Tiếp nhận 06 đơn thư khiếu kiện tranh chấp đất đai trong nhân dân, đã phối hợp với các ban ngành hòa giải thành 05 đơn hiện còn 01 đơn do bị đơn hiện không có mặt tại địa bàn nên chưa hòa giải. Ngoài ra còn tiến hành giải quyết 01 vụ việc lấn chiếm đất nghĩa địa; Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ mời các hộ dân lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép yêu cầu trả lại đất cho Ban quản lý.
3.3. Tư pháp hộ tịch:
* Về công tác văn bản Quy phạm pháp luật: Tổng số văn bản đã soạn thảo, thẩm định, kiểm tra, rà soát chưa có văn bản nào.
* Về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: UBND xã đã phối hợp với các ban ngành của huyện: Như Phòng tư pháp, Phòng nội vụ, Chi cục thi hành Án và Hạt kiểm lâm đã thực hiện tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật như: Luật Hộ tịch, Luật hôn nhân và gia đình, Luật tôn giáo, Luật thi hành án dân sự và luật bảo vệ rừng v.v.. với lượt người tham gia là 50 người tại nhà Văn hóa xã và  phát tờ rơi cho 04 thôn/ làng trên đại bàn xã. Xây dựng tủ sách pháp luật tổng số lượng đầu sách là 209 đầu sách.
 * Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo: Số lượt tiếp công dân 801 lượt; tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo là 06 đơn; đã giải quyết 05 vụ; còn 01 vụ đang chờ để giải quyết; nội dung chủ yếu  về tranh chấp đất đai.
* Công tác đăng ký hộ tịch: Tổng số đăng ký khai sinh: 37 trường hợp, trong đó, Đăng ký đúng hạn: 20 trường hợp;Đăng ký quá hạn: 15 trường hợp; Đăng ký lại: 02 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 17 trường hợp; Khai tử: 02 trường hợp; Xác nhận các việc về hộ tịch khác: 25 trường hợp
* Công tác chứng thực: Tổng số chứng thực: 775 trường hợp, trong đó: Chứng thực hợp đồng CNQSDĐ: 28 trường hợp; Chứng chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản: 61 trường hợp; Chứng thực bản sao từ bản chính: 638 trường hợp; Chứng thực chữ ký: 48 trường hợp, lệ phí chứng thực là: 8.342.000 đồng.
* Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:
- Công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng chưa được thực hiện thường xuyên. Hoạt động của một số công an viên thôn, làng còn kém hiệu quả mới vừa được củng cố kiện toàn.
- Một số bộ phận nhân dân chưa nắm bắt được một số bộ luật, công tác tuyên truyền chưa được triển khai rộng rãi thường xuyên đến nhân dân.
3.4. Công tác cải cách hành chính:
Qua triển khai thực hiện, công tác cải cách hành chính của xã đã từng bước đi vào nề nếp, các thủ tục hành chính được công khai, các hồ sơ khi tiếp nhận được giải quyết đúng thời gian quy định. Mọi vướng mắc của nhân dân về thủ tục hành chính liên quan được cán bộ chuyên môn hướng dẫn cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, do đó giảm được những phiền hà cho nhân dân khi cần giải quyết những thủ tục hành chính tại xã.
                3.6. Công tác Nội vụ:
+ Có đủ tổ chức hệ thống chính trị cơ sở theo quy định 4/4 đạt 100%.
+ Cán bộ chuyên trách 08 đồng chí, bố trí vào các chức danh đảm bảo đúng theo quy định, hiện tại còn thiếu 01 chức danh Phó Bí thư Đảng ủy và 01 chức danh Chủ tịch UBND.
+ Công chức 7 người, Hiện tại còn thiếu 4 chức danh đang hợp đồng 02 chức văn hóa và 01 chức danh văn phòng.
+ Cán bộ không chuyên trách gồm 14 người được bố trí đủ các chức danh theo quy định.
+ Cán bộ thôn được lựa chọn và bố  trí vào các chức danh đúng theo quy định, tổng số cán bộ thôn 32 người.
Nhìn chung việc cơ cấu tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ vào các chức danh ở xã đều thực hiện đảm bảo, các cán bộ sau khi được sắp xếp, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác được giao.
- Cấp ủy, Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến công tác đào tạo nguồn cán bộ ở địa phương. Tổng số cán bộ hiện nay được cử đi đào tạo, bồi dưỡng hoàn thành các chương theo quy định. Nhìn chung số lượng cán bộ được cơ cấu bố trí vào chức danh chuyên môn đã cố gắng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hoạt động của các thôn trưởng: Nhìn chung nhiệt tình trong công tác, hoạt động của các thôn trưởng trong thời gian qua đã có sự phối hợp chỉ đạo của các Chi hội ở thôn. 
3.7. Điều hành chính quyền:
a. Những kết quả đạt được:
            Tuy tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực nhưng tập thể lãnh đạo của UBND xã đã phát huy tinh thần trách nhiệm, thống nhất cao và đoàn kết, tập trung trong công tác chỉ đạo nên trong 6 tháng đầu năm UBND xã đã triển khai đạt rất nhiều kết quả: kế hoạch sản xuất đông xuân, sản xuất vụ mùa đạt tương đối so với chỉ tiêu huyện giao; Dịch bệnh trên đàn gia xúc gia cầm không xảy ra; các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết kịp thời, đúng đối tượng; tổ chức an toàn, lành mạnh và tiết kiệm các hoạt động đón Tết Nguyên đán; không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm ở người; chỉ đạo các trường tăng cường chất lượng dạy và học, duy trì sỹ số học sinh; tình hình an ninh nông thôn đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời, tình hình  an ninh chính trị ổn định ... UBND xã đã trực tiếp chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề búc xúc xảy ra trên địa bàn, duy trì giao ban hàng tuần tại xã, dự giao ban hàng tháng đều đặn tại cụm xã phía Bắc.
            b. Những tồn tại cần khắc phục:
 Bên cạnh những kết quả đạt được, còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong 6 tháng qua còn chậm.  Một số công chức chuyên môn đề xuất tham mưu chưa kịp thời. Khuyết lãnh đạo UBND công tác đôn đôn nhắc nhở xử lý công việc cua rnhana dân đoi khi còn chậm.
3.8. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể:
Trong 6 tháng đầu năm UBND xã luôn tăng cường phối hợp với UBMTTQ và các Đoàn thể của xã trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; công tác tổ chức đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Phối hợp tổ chức thành công các phong trào văn nghệ, đại hội thể dục, thể thao tại xã và tham gia giả bóng đá truyền thống do huyện tổ chức, kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ...   
4. Ngân sách và đầu tư phát triển:
4.1 Thu, chi ngân sách:
* Kết quả đạt được:
Tổng thu: 2.466.592.542đồng/4.744.100.000 đồng, đạt 51,99%;Tổng chi 1.766.238.350đồng/ 4.504.500.000 đồng đạt 39,21%. Riêng thu trong cân đối trên địa bàn được 218.667.945đ/958.000.000đ, đạt 22,00%. Ngoài ra Tài chính kế toán đã tham mưu thu các khoản thu theo quy định như quỹ công chuyên dùng, quỹ khuyến học, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ phụng dưỡng người cao tuổi và quỹ quản trang và Tham mưu rút kinh phí kịp thời cho các ban, ngành hoạt động.
* Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:
Công tác thu các khoản đóng góp của nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa còn chậm.
4.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư khác:
* Chương trình nông thôn mới:
Thực hiện công văn chỉ đạo của BCĐ CTMTQG xây dựng nông thôn mới của huyện. Ban chỉ đạo CTMTQG XDNTM của xã đã tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm  thực hiện CTMTQG XDNTM nhằm đánh giá kết quả  thực hiện chường trình và đề ra giải pháp thực hiện các hạng mục, các tiêu chí hoàn thành một phần và chưa hoàn thành.
Đến nay xã đạt 16/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới bao gồm : Quy hoạch –( 1), Giao thông – (2); Thủy lợi –(3); Điện – (4); Cơ sở vật chất văn hóa ( 6 ); Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn – ( 7 );  Bưu điện – (8); Nhà ở dân cư –(9); Thu nhập – (10); Hộ nghèo – (11) Cơ cấu lao động – (12); Tổ chức sản xuất – (13); Giáo dục – (14); Văn hóa – ( 16 ); Môi trường và an toàn thực phẩm – (17); quốc phòng và an ninh – (19)
Còn 3 tiêu chí chưa đạt là: Trường học – ( 5);  Y tế - ( 15); Hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh – ( 18 ).
Tổ chức họp Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí, tổ chức họp làng Bông Hiot triển khai xây dựng làng Nông thôn mới. Tiếp tục củng cố hoàn thiện hồ sơ để các đơn vị chức năng thẩm định công nhận.
Qua triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, an ninh nông thôn được bảo đảm, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc.
Ban chỉ đạo, Ban quản lý, ban phát triển thôn và ban giám sát chương trình đã được thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động cơ bản hiệu quả. Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình được ban hành khá đầy đủ, kịp thời.
Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức và nhân dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi rõ rệt, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM đã từng bước được xác định rõ ràng, qua đó đã khuyến khích, động viên được người dân tham gia đóng góp xây dựng NTM.
Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các chương trình, kế hoạch cụ thể; các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng. Người dân đã áp dụng khá tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,  đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu có hiệu quả, qua đó đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nhất là các sản phẩm thế mạnh của địa phương (lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, rau thực phẩm, cà phê, tiêu…); thu nhập của người dân nông thôn ngày được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện; bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, khang trang, sạch đẹp hơn.
5. Đánh giá chung về các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm 2019:
a. Những kết quả đạt đươc:
Trong 6 tháng qua, UBND xã chỉ đạo và điều hành phối kết hợp với UBMTTQVN xã các Đoàn thể tổ chức thực hiện trên các mặt công tác đạt những kết quả đáng khích lệ như sau:
Về kinh tế: Cơ bản hoàn thành một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo kế hoạch đề ra; lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh, đã làm tốt công tác thú y, đã phòng chống các dịch bệnh không để lây lan diện rộng trên địa bàn. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu phi trên địa bàn xã theo kế hoạch đã xây dựng.
Về văn hóa xã hội: Triển khai các hoạt động văn hóa văn nghệ, mừng Đảng, mừng xuân Kỷ Hợi năm 2019, tổ chức cho nhân dân đón tết cổ truyền dân tộc vui tươi, an toàn, tiết kiệm; làm tốt công tác tuyên truyền chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Công tác chính sách xã hội, hậu phương quân đội được quan tâm kịp thời và đầy đủ. Hoàn thành công tác tổng điều tra dân số và nhà ở theo kế hoạch với tổng số hộ, số khẩu tính đến thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2019 trên địa bàn xã là 1.214 hộ,: với 4.256 nhân khẩu.
            Về Quốc phòng - An ninh: Tình hình ANCT ổn định, TTATXH được giữ vững; Phối hợp với MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã tổ chức lễ giao quân đạt 100% chỉ tiêu trên giao.
Công tác QLBVR-PCCCR: Tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2019 (không có vụ cháy rừng nào xảy ra) thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
b. Những mặt còn tồn tại, hạn chế:
Trong 6 tháng qua bên cạnh những mặt công tác đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Thu các khoản thu trên địa bàn chưa đạt theo tiến độ, đặc biệt là thu đóng góp tiền xây dựng nông thôn mới trong dân, thu chưa dứt điểm còn để tồn tại từ những năm trước ở các thôn. Công tác thu ngân sách trên địa bàn xã còn thấp so với cùng kỳ năm 2018, các vụ trộm cắp, tại nạn giao thông vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã.
Việc xây dựng làng Bông Hiot thành làng chuẩn nông thôn mới tiến độ còn chậm.
c. Nguyên nhân:
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước đến người dân chưa có hiệu quả. Ý thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định của nhà nước chưa cao.
d. Biện pháp khắc phục:
Vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Lai hoá đàn gia súc nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi, tăng thu nhập từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân.
Tăng cường công tác phối hợp giữa các ban ngành trong công việc, vận động các em học sinh đến lớp.
Thường xuyên xuống thôn làng phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
II. Ước thực hiện kế hoạch năm 2019 và đề xuất giải pháp:
  1. Kết quả cần đạt được:
            1.1 KINH TẾ:
            1.1.1 Sản xuất:        
            Khuyến cáo thường xuyên đến nhân dân về tình hình dịch bệnh ở các loại cây trồng, vật nuôi và vận động nhân dân thăm đồng thường xuyên nhằm chủ động phòng trừ sâu bệnh đối với các loại cây trồng ngắn ngày. Khuyến khích nhân dân không mở rộng diện tích cây hồ tiêu, không chặt bỏ cây cao su để trồng cây công nghiệp khác, tăng cường mở rộng diện tích rau màu ở những chân ruộng thường xuyên bị hạn, triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất.
            1.1.2. Chăn nuôi:
            Vận động nhân dân chuyển đổi các loại vật nuôi có năng suất cao cũng như chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác lai cải tạo đàn bò, phấn đấu đạt chỉ tiêu. Tổ chức giám sát chặt chẽ việc chăn nuôi gia cầm, gia súc trên địa bàn, tăng cường công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường các khu vực chăn nuôi. Đặc biệt là chủ động các biện pháp ngăn chặn dịch tai xanh ở lợn, dịch LMLM gia súc và dịch cúm gia cầm lây lan vào địa bàn xã.
            1.1.3. Giao thông thủy lợi:
            Duy tu, sữa chữa, làm mới các tuyến đường, nghiêm cấm tình trạng đưa xe có gắn bánh lồng lưu thông trên các tuyến đường. Bên cạnh đó tăng cường chỉ đạo nhân dân bảo vệ các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã phục vụ đi lại và thường xuyên nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất.
                1.1.4. Tài chính ngân sách:
            Tăng cường chỉ đạo tận thu các nguồn thu sẵn có ở địa phương, phấn đấu vượt chỉ tiêu đề ra. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình thu chi ngân sách đảm bảo kinh phí phục vụ tốt mọi hoạt động của xã.
            1.1.5. Công tác địa chính:
            Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ, chuyển mục đích SDĐ, chuyền QSDĐ ... cho nhân dân. Đồng thời kết hợp với Mặt trận và các Đoàn thể tuyên truyền Luật đất đai và giải quyết dứt điểm việc tranh chấp đất đai, vụ việc vi phạm luật đất đai. 
1.1.6. Chương trình nông thôn mới:
Tiếp tục thực hiện theo kế hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã năm 2019, hoàn thành các tiêu chí chưa đạt theo đề án xây dựng nông thôn mới ở xã đến cuối năm 2019 xã cơ bản đạt xã nông thôn mới.
Khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các hộ gia đình thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, theo hướng sản xuất hàng hóa như chăn nuôi, trồng trọt...     
Sản xuất công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ: Lồng ghép và thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ. 
Tập trung phối hợp chặt chẽ với các ban ngành tuyên truyền vận động nhân dân nắm rõ và thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia khác ở địa phương. Đồng thời cần làm tốt công tác huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải kém hiệu quả.
Triển khai phối hợp với các ban ngành xã và tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới trên địa bàn xã theo đề án xây dựng được cấp trên phê duyệt. Đề nghị các cấp có thẩm quyền thu hồi một phần diện tích đất hiện trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới giao cho xã quản lý sử dụng theo đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
 1.2. VĂN HOÁ - XÃ HỘI:
            1.2.1. Giáo dục:
 Tổ chức tốt công tác hoạt động hè cho thanh thiếu nhi và học sinh trên địa bàn xã. Khảo sát tình hình cơ sở vật chất các trường học, chuẩn bị mọi điều kiện đảm bảo cho khai giảng năm học 2019-2020 cũng như huy động trẻ trong độ tuổi ra lớp đạt 98% trở lên.
            1.2.2. Y tế:
            Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho nhân dân, tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh và vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình Ytế quốc gia. Đặc biệt là phòng ngừa tốt dịch ở người và dịch bệnh mùa hè. Tăng cường chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, chú trọng công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.  
            1.2.3. Văn hóa thông tin:
            Phối hợp với các Đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân. Tăng cường tổ chức tuyên truyền lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn.  Phối hợp với UBMTTQ xã tổ chức họp bình xét bình chọn thôn văn hóa, gia đình văn hóa năm 2019. Tham gia các hội thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do huyện tổ chức.
            1.2.4. Công tác xã hội:
             Tập trung công tác xóa đói giảm nghèo, triển khai công tác rà soát hộ nghèo năm 2019 giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2,96% so tổng số hộ trên địa bàn giảm 6 hộ. Thường xuyên theo dõi tình hình đói trong dân và cứu đói kịp thời. Vận động nhân dân đóng góp xây dựng quỹ vì người nghèo, quan tâm thăm hỏi đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo... Tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7. Cấp phát kịp thời các mặt hàng chính sách. Cập nhật, rà soát bổ sung danh sách và đề nghị cấp bổ sung thẻ BHYT cho trẻ em dưới 06 tuổi, người nghèo trên địa bàn xã. Bổ sung danh sách đối tượng cộng đồng, người cao tuổi. Tiếp tục vận động, phối hợp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
1.3. Công tác Quân sự địa phương ANCT-TTATXH:
            1.3.1. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội:
            a. An ninh chính trị:
             Duy trì nghiêm chế độ trực trụ sở và bám làng.  Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát địa bàn. Chủ động ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp  lợi dụng tôn giáo và các hoạt động khác để hoạt động trái phép.  Đảm bảo tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định.
b. Trật tự an toàn xã hội:
             Tăng cường công tác kiểm tra nhân hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng và xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các tuyến đường và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
            1.3.2. Quân sự địa phương:
            Duy trì nghiêm túc các chế độ trực, bảo vệ cơ quan.  Phối hợp với UBMTTQ và các Đoàn thể hoàn thành tốt công tác huấn luyện, diễn tập.
            1.3.3. Công tác tư pháp, công tác cải cách hành chính:
            Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật trong nhân dân (Luật ATGT, luật NVQS, Luật đất đai, luật hôn nhân gia đình ...).
             Duy trì chế độ tiếp công dân hàng tuần. Tiếp nhận, phân loại và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định, không để tình trạng đơn thư tồn đọng, kéo dài, vượt cấp. Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "Một cửa" tại UBND xã. Tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực.
            Phối hợp với HĐND xã tổ chức Kỳ họp thứ mười HĐND xã khóa VI.
 2. Giải pháp:
- Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp giữa chính quyền mặt trận các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm.
- Quán triệt tư tưởng, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân cho cán bộ, công chức xã. Nêu cao ý thức phục vụ nhân  dân, chấp hành nghiêm túc quy chế làm việc, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật cơ quan, nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
- Phối hợp với MTTQ các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực lao động sản xuất, mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển kinh tế ổn định đời sống. Tập trung nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới trong năm 2019 đạt kết quả theo kế hoạch đã xây dựng.
- Tăng cường công tác xây dựng củng cố lực lượng an ninh – quốc phòng.
- Tổ chức thực hiện tốt quy chế làm việc, xây dựng mối quan hệ đoàn kết tạo niềm tin và động lực cho cán bộ và nhân dân phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.
 
Biểu đánh giá tình hình thực hiện KHPT KT-XH của Xã năm 2019

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

KH năm 2019

Kết quả thực hiện

So sánh thực hiện/kế hoạch(%)

Ghi chú

6 tháng đầu năm 2019

Ước cả năm 2019

A

B

C

(1)

(2)

(3)

4=(3/1)

(5)

I

Chỉ tiêu kinh tế

 

 

 

 

 

 

1

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

4.887

2.466

4.887

1,0

 

2

Ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách địa phương

Tỷ đồng

3.739

 

3.739

1,0

 

3

Chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 

4.431

 

4.431

1,0

 

a)

Chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý

Tỷ đồng

119

0

119

1,0

 

b)

Chi thường xuyên

Tỷ đồng

4.070

 

4.070

1,0

 

II

Chỉ tiêu xã hội-môi trường

 

 

 

 

 

 

1

Dân số trung bình

Người

4.346

 

3.923

0,9

 

 

Tốc độ tăng dân số tự nhiên

%

1

 

1

1

 

2

Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm

Người

2.333

 

2.333

1,0

 

3

Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động

%

30

30

30

1,0

 

4

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

%

0

1

0

0

 

5

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

%

0

0

0

0

 

6

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

%

15

14,8

14,5

0,9

 

7

Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

 

0

0

0

0

 

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ liều

%

98

48,5

98

1

 

9

Số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

Xã, phường, thị trấn

Đạt

Đạt

Đạt

Đạt

 

10

Số hộ nghèo

Hộ

36

43

36

1

 

11

Tỷ lệ hộ nghèo

%

2,96

3,5

2,96

1

 

12

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

98

98

98

1

 

 

III.KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2020

I.                   Dự báo tình hình PT KT XH năm 2020

1/ Thuận lợi:

Năm 2020 là năm đánh giá chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2015 đến 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tiếp theo từ năm 2020 đến năm 2015 và định hướng đén năm 2030,  được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã trực tiếp xuống thôn làng vận động nhân dân tăng gia việc sản xuất, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất các loại cây trồng và vật nuôi.
Đời sống nhân dân dần được cải thiện, bộ mặt nông thôn dần dần thay đổi. Nhân dân được sự quan tâm hỗ trợ từ nhà nước như vay vốn sản xuất từ các nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng chính sách xã hội huyện...

2/ Khó khăn:

Đời sống kinh tế có cải thiện nhưng còn rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo có giảm nhưng hộ đồng bào dân tộc còn cao.
Việc áp dụng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm.
Trình độ nhận thức và kỹ năng canh tác của người dân còn hạn chế, một bộ phận người dân còn thiếu vốn sản xuất, chưa mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Người dân chưa nắm bắt được hết các kỹ thuật chăn nuôi, dịch vụ thú y chưa được phổ biến rộng rãi đến từng thôn, làng.
Giá cả đầu vào cao như: phân bón, thuốc trừ sâu....Tình hình sâu bệnh hại cây trồng có thể diễn biến phức tạp bên cạnh đó giá cả sản phẩm các loại cây trồng không ổn định.

II. Mục tiêu chung:

Phấn đấu phát triển kinh tế, xã hội, môi trường địa phương bền vững nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3,5% năm 2019 xuống dưới 2,96 %  năm 2020, tăng thu nhập bình quân từ 32 triệu đồng/người/năm lên 34 triệu đồng/ người/năm hướng đến hoàn thành và duy trì các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội.
- Chăm sóc diện tích tái canh cây cà phê.
- Nâng cao thu nhập từ chăn nuôi: Tăng tỷ lệ lai hóa đàn bò 71%, tỷ lệ lai hóa đàn heo 90%, sản phẩm chăn nuôi 178 tấn.
- Tiếp tục làm đường thêm 1km đường BTXM, nâng cấp một số tuyến đường nội thôn và đường đến khu sản xuất.
- 3/3 thôn làng được nâng cao nhận thức về phòng và chữa bệnh; giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1%.
- Nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng cho 3 trường học đạt chuẩn quốc gia, giữ vững đạt chuẩn về phổ cập giáo dục ở các cấp học.
- Phấn đấu đạt 3/3 thôn làng văn hóa.
-  Giữ vững và nâng cao chất lượng môi trường sống.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng của xã.
- Thực hiện tốt công tác tuyển quân, công tác huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm đạt chỉ tiêu kê shoạch trên giao.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai.
- Nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
 
STT Tiêu chí Đơn vị Năm 2019 NĂM 2020
Tỷ lệ tăng, giảm =(6-4)*100%/4 Chỉ tiêu
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1 Tổng sản lượng lương thực có hạt Tấn 1.085 -0.13 944
2 Diện tích một số cây trồng chính Ha 2.760 0,06 2.935
 
3 Năng suất một số cây trồng chính Tạ/ha 230 0,1 255
3.1 Lúa đông xuân Tạ/ha 32 0,4 45
3.2 Lúa ruộng vụ mùa Tạ/ha 30 0,33 40
3.3 Cà phê Tạ/ha 29 0,034 30
3.4 Tiêu Tạ/ha 20 0,25 25
4 Số gia súc Con 2.289 - 0,086 2.091
 
  • Đàn bò:
Con 609 - 0,27 441
 
  • Đàn heo:
Con 1680 0,023 1720
5 Tỷ lệ hộ nghèo % 3,5% -0,15 2,96%
6 Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi % 14,5 -0,02 14,2
7 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp về sinh % 98 0,01 99
8 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá % 77,4 0,09 85
9 Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện lưới quốc gia % 99 0 99
III. Mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp theo từng lĩnh vực:
1. Lĩnh vực kinh tế:
1.1. Phát triển chuỗi giá trị ưu tiên:
* Mục tiêu:
Tăng cường chăm sóc diện tích tái canh cây cà phê, chuyển đổi giống cà phê có năng suất cao hơn.
* Giải pháp:
- Đào tạo, tập huấn về phương pháp canh tác, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cho nhóm trồng cà phê.
- Hỗ trợ vay vốn cho các hộ trồng cà phê, tiêu: Quỹ Kinh doanh nông nghiệp vì người nghèo.
- Hỗ trợ giống cà phê có năng suất cao.
- Cán bộ địa phương tìm hiểu và cung cấp thông tin thị trường cho nhóm trồng cà phê cũng như các hộ trồng cà phê trên địa bàn xã.
1.2. Nông, lâm, ngư nghiệp:
a. Trồng trọt:
* Mục tiêu:
Đẩy mạnh việc thực hiện chăm sóc diện tích tái canh cây cà phê nhằm phục hồi và nâng cao năng suất vườn cây, chuyển đổi giống cây trồng để tăng thu nhập.
Đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là đường đến khu sản xuất để thuận lợi cho việc sản xuất của nhân dân.
            * Giải pháp:
- Mở lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, tiêu,...
- Tạo điều kiện vay vốn (phân bón, thuốc trừ sâu, giống, máy móc).
- Hỗ trợ giống cà phê mới.
b.  Chăn nuôi, thú y:
* Mục tiêu:
Tăng tỷ lệ lai hóa đàn heo, đàn bò. Thực hiện nuôi heo bằng chuồng trại tránh thả rong nhằm đảm bảo vệ sinh và dịch bệnh xảy ra ở gia súc, gia cầm. Tăng thu nhập từ chăn nuôi.
* Giải pháp:
- Mở lớp tập huấn nuôi heo, bò.
- Hỗ trợ giống heo lai, bò lai.
- Hỗ trợ tiêm phòng cho heo, bò.
- Hỗ trợ làm chuồng trại nuôi heo.
1.3. Cơ sở hạ tầng:
* Mục tiêu:
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng  (điện, đường, thuỷ lợi, trường). Thực hiện tốt chủ trương xây dựng giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
* Giải pháp:
- Bê tông 1 km đường BTXM các tuyến đường nội thôn ( 4 thôn). Tổng vốn đầu tư là 815 triệu đồng  ( nhà nước và nhân dân cùng làm,).
- Hoàn thiện cơ sở vật chất trường học cho 3 trường đạt chuẩn quốc gia.
2. Văn hóa – xã hội:
2.1. Y tế - Dân số - KHHGĐ và trẻ em
* Mục tiêu:
Thực hiện tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục bình đẳng giới. 3/3 thôn làng được nâng cao nhận thức về phòng và chữa bệnh.
Nâng cao chất lượng các dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, tăng cường hoạt động trạm y tế, quan tâm công tác vệ sinh phòng bệnh.
* Giải pháp:
- Hỗ trợ tu sửa vôi ve trạm y tế xã với tổng số tiền là 20.000.000 đồng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về KHHGĐ.
- Hỗ trợ trang thiết bị y tế.
- Hỗ trợ thuốc viên các loại.
- Hỗ trợ dụng cụ y tế.
2.2. Giáo dục
* Mục tiêu:
Nâng cấp và đầu tư cơ sở hạ tầng cho trường học, giữ vững đạt chuẩn về phổ cập giáo dục cơ sở ở các cấp học, nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Thực hiện đầu tư cho lĩnh vực giáo dục theo hướng chuẩn quốc gia.
* Giải pháp:
            - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục. Tăng cường công tác đảm bảo sỹ số học sinh đến lớp.
2.3. Văn hoá thông tin, TDTT
* Mục tiêu:
Xây dựng nhà văn hóa thôn để nhân dân sinh hoạt và phấn đấu đạt thôn làng văn hóa. Đẩy mạnh hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nhất là phong trào thể dục, thể thao quần chúng dưới thôn .
* Giải pháp:
- Hỗ trợ san ủi làm lại sân bóng đá tại khu trung tâm và các thôn.
- Hỗ trợ mới cụm Fm phát thanh ở các thôn.
2.4. Nước sạch và vệ sinh môi trường:
* Mục tiêu: Giữ vững và nâng cao chất lượng môi trường sống.
* Giải pháp:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường.
2.5. Lao động việc làm và các vấn đề xã hội:
* Mục tiêu:
Tiếp tục đầu tư cho các chương trình dạy nghề nông thôn để giải quyết việc làm nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo góp phần tăng thu nhập cho người dân.
* Giải pháp:
- Mở  1 đến 2 lớp nghề trong năm.
3. Quản lý chính quyền:
3.1. Quốc phòng an ninh:
Thực hiện tốt công tác tuyển quân, làm tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ hàng năm. Nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân quân, hoàn thành chỉ tiêu giao quân hàng năm. Nắm chắc tình hình cơ sở, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
3.2. Địa chính, đất đai:
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, hướng dẫn nhân dân trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân.
3.3. Tư pháp hộ tịch:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về pháp luật, hướng dẫn nhân dân trong việc đăng ký kết hôn, khai sinh, khai tử...
3.4. Điều hành chính quyền
Lãnh đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thực hiện triển khai tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh đề ra hàng năm, định kỳ có kế hoạch đánh giá chất lượng cán bộ, công chức... xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có đạo đức lối sống trong sạch, phẩm chất năng lực thực tiễn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc, phong cách thái độ phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những thủ tục hành chính, tránh nhân dân đi lại gây phiền hà, bức xúc.
Nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND, xứng đáng là người đại diện của nhân dân trong việc thực hiện quyền lực, vì lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các vấn đề có quan hệ trực tiếp đến lợi ích chính đáng của nhân dân, chống biểu hiện dân chủ hình thức, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, giải quyết tốt công tác khiếu nại tố cáo của công dân không để khiếu nại vượt cấp.
Thường xuyên củng cố Ban nhân dân thôn đủ mạnh để tuyền đạt các chủ trương của Đảng và nhà nước xuống dân và đủ sức lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương. Thành lập thêm 23 số tổ tự quản ở các thôn làng, duy trì hoạt động của các tổ tự quản đã thành lập.
3.5. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể
UBMTTQ và các Đoàn thể của xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục làm tốt công tác vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Phối hợp tổ chức các phong trào văn nghệ, thể dục và các phong trào thi đua hàng năm. Phối hợp xuống thôn làng vận động nhân dân tăng gia sản xuất.  
Tiếp tục tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua xuống thôn, làng để đẩy mạnh phong trào thi đua của toàn dân.
Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ đảng viên, nhân dân về công tác dân vận trong tình hình mới, đưa nhiệm vụ công tác dân vận vào chương trình hoạt động của chi bộ Đảng, nhằm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn xã.
            4. Nguồn lực tài chính
- Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính: NTM, CT dự án, ...
5. Theo dõi giám sát và đánh giá:
HĐND xã chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo khung kế hoạch xã đã đề ra.
6. Tổ chức, thực hiện:
UBND xã chịu trách nhiệm quản lý, phân công và điều hành việc thực hiện kế hoạch.
7. Kiến nghị với huyện, tỉnh: UBND xã đề nghị Tỉnh Phân bổ nguồn kinh phí từ đầu năm để sớm triển khai thực hiện theo kế hoạch.

PHẦN IV: PHỤ LỤC CÁC BẢNG BIỂU KÈM THEO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020

            Trên đây là dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 của UBND xã Hải Yang kính trình UBND huyện xem xét phê duyệt./.
 
Nơi nhận:                                           
- UBND huyện (b/c);                                          
- Phòng TC-KH huyện (b/c);
- Lưu: VT.
 
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ
Q.CHỦ TỊCH
 
 
 
Mai Thị Nhung
 

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

LIÊN KẾT WEBSITE


 

THỜI TIẾT HẢI YANG

 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai