LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

Điện thoại: 0269.3 Email:..........@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 0
Số người on-line: 1
Xã Kon Gang > Lĩnh vực chính sách > Xác nhận đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giám định thương tật


Xác nhận đối với người bị thương đã chuyển ra ngoài quân đội chưa được giám định thương tật

Thẩm quyền giải quyết Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (Đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền)
Lĩnh vực Chính sách
Cách thức thực hiện Cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
Trình tự thực hiện
                                                    Tên bước Mô tả bước
1. Đối tượng làm đơn đề nghị giám định thương tật và giải quyết chế độ thương tật (Mẫu TB6) kèm theo một trong các giấy tờ làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận bị thương theo quy định gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận, lập hồ sơ và đề nghị Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu kiểm tra, xem xét, hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị;
3 Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị a) Thẩm định hồ sơ;
b) Chuyển trả hồ sơ cho Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giám định của quân khu) hoặc giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa có thẩm quyền (đối tượng cấp tá và công nhân viên chức quốc phòng có mức lương tương đương; Đối tượng của các đơn vị thuộc thẩm quyền) để giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.
4.  Hội đồng Giám định y khoa:  a) Giám định, xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật;
 b) Gửi biên bản giám định đến cơ quan giới thiệu giám định.
5. Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu (đối tượng thuộc quyền quản lý của quân khu); Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị (đối tượng của các đơn vị thuộc quyền) ra quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hằng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh, chuyển Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh;
6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận thương binh cho đối tượng; bàn giao hồ sơ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để quản lý và thực hiện chế độ; cấp tiền trợ cấp thương tật một lần (nếu có).
Thành phần hồ sơ
  Thành phần hồ sơ  
1.   Đơn đề nghị giám định thương tật và giải quyết chế độ thương tật (Mẫu TB6).                                                  
2.  Giấy chứng nhận bị thương (Mẫu TB1).                                                     
3.  Bản sao có chứng thực quyết định phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, hưu trí, thôi việc. Trường hợp không còn quyết định thì phải có giấy xác nhận của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện về thời gian công tác trong Quân đội.                                                   
Thời hạn giải quyết 60 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian ở cấp xã và thời gian giám định y khoa), cụ thể:;
 1. Cấp xã: Không quy định.
 2. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Cục Chính trị quân khu, mỗi cấp: 10 ngày làm việc.
 3. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc.
 4. Tư lệnh hoặc Chính uỷ quân khu; Cục trưởng Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị: 10 ngày làm việc. 
 5. Hội đồng giá định y khoa: 10 ngày làm việc (không tính thời gian giám định).
 6. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: 10 ngày làm việc.
Lệ phí Không
Kết quả thực hiện Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và phụ cấp, trợ cấp hàng tháng (Mẫu TB3) hoặc quyết định trợ cấp thương tật một lần (Mẫu TB4); cấp giấy chứng nhận thương binh.
Cơ quan thực hiện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư trú
Đối tượng thực hiện Cá nhân
Yêu cầu hoặc điều kiện
Đối tượng bị thương đã chuyển ra ngoài Quân đội chưa được giám định thương tật trong các trường hợp
1. Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể. Việc cấp giấy chứng nhận bị thương căn cứ một trong các giấy tờ được xác lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước có ghi nhận bị tù đày và vết thương thực thể, như: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân hoặc hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước thì việc cấp giấy chứng nhận bị thương phải căn cứ vào một trong các giấy tờ có ghi vết thương thực thể sau:
 a) Giấy tờ được cấp khi bị thương: Phiếu chuyển thương, chuyển viện; giấy ra viện; phiếu sức khỏe; sổ sức khỏe; giấy chứng nhận bị thương; bệnh án điều trị (bản sao);
 b) Bản sao có chứng thực: Lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân được lập từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước;
 c) Trường hợp lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, phiếu sức khỏe, sổ sức khỏe lập trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 nhưng không ghi vết thương thực thể (chỉ ghi bị thương) thì kèm theo biên bản kiểm tra vết thương thực thể của cấp sư đoàn và tương đương trở lên (Mẫu XN3 hoặc XN4).
Căn cứ pháp lý
ID Tên văn bản Ngày ban hành Trích yếu
36998 Thông tư 202/2013/TT-BQP 07/11/2013 Hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
30425 Nghị định 31/2013/NĐ-CP 09/04/2013 Hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai:

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?