Quá trình hình thành và Phát triển
Xã Nam Yang nằm về phía Bắc huyện Đak Đoa, cách trung tâm huyện khoảng 8Km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.548,25 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.165,24ha, đất lâm nghiệp 14,2 ha, đất ở 50,39 ha. Dân số tính đến năm 2020 là 7038 khẩu/1890hộ; dân tộc kinh chiếm 99,9%.
Xã Nam Yang trước năm
1975 gọi là xã Lệ Chí.
Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần, khoai lang Lệ Chí (lang bí). Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm
1957 đến năm
1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền
Ngô Đình Diệm (
Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn quận Lê Trung nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.
Lệ Chí cũng là một địa điểm dinh điền được thành lập ngày
3 tháng 11 năm
1957 với tên gọi địa điểm dinh điền Plei Piơm 2. Dân số ở thời điểm đó là 2.602 người, do chính quyền Sài Gòn đưa từ Quảng Nam lên. Ngoài ra, còn có một tên khác ít người biết hơn là xã Kỳ Bình do ghép từ Tam Kỳ và Thăng Bình là hai địa phương thuộc Quảng Nam có dân đi di dân vào xã Lệ Chí.
Ngày
20 tháng 2 năm
1959, theo Sắc lệnh số
36A-TTP của
Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, các địa điểm dinh điền lập năm
1957 được chuyển thành xã. Lệ Chí từ đây là một xã thuộc quận Lệ Trung,
tỉnh Pleiku.