LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0269.3      
Email:..........@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 1
Năm hiện tại: 5
Tổng lượt truy cập: 76
Số người on-line: 1

Nông thôn mới xã Trang

Ngày đăng bài: 08/06/2018
Kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2017
 


PHẦN I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN                       CHƯƠNG TRÌNH
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
1.  Công tác tuyên truyền, vận động
- Công tác tuyên truyền vận động được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM, tạo điều kiện cho nhân dân và cả hệ thống chính trị hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách… trong việc xây dựng NTM.
- Hình thức tuyên truyền đa dạng như: triển khai các Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND và kế hoạch của UBND về xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên địa bàn; sử dụng phát huy hệ thống đài tuyền thông trên địa bàn xã để tuyên truyền thông tin các nội dung về xây dựng NTM của cấp trên; tổ chức họp dân ở các thôn bàn chuyên đề về Chương trình NTM. Ngoài ra, việc tuyên truyền xây dựng NTM còn được thực hiện lồng ghép với các cuộc họp, cuộc vận động của các tổ chức đoàn thể như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”; thực hiện Phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”; phụ nữ với mô hình “5 không 3 sạch”, nông dân với kế hoạch “phát huy nội lực để phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng NTM và phát huy dân chủ cơ sở”...
- Qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình trên địa bàn xã cơ bản đã có sự chuyển biến rõ nét, đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã nhận thức được mình là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới đã có sự thay đổi, hầu hết đã nhận thức được rằng chương trình nông thôn mới là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, cơ bản người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác tuyên truyền tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các thông tin khác vẫn còn mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của nhân dân. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện cụm FM chưa nhiều, chưa được liên tục. Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại nhất là vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”, phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn còn kém.
II. Công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các văn bản cấp trên:
Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo Ban Quản lý xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2017; rà soát, đánh giá lại hiện trạng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn xã
Đồng thời, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ Địa chính - Nông nghiệp phối hợp với các ban, ngành thống kê, rà soát lại các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã để xác định nhiệm vụ cụ thể, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu và tiêu chí trong năm 2017.
Đảng ủy, Chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thể hiện rõ quyết tâm trong công tác chỉ đạo hoàn thành chương trình trong năm 2017, nhân dân đã từng bước nhận thức được nội dung chương trình về xây dựng nông thôn mới và cùng Chính quyền địa phương tham gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mặc dù có sự thống nhất cao của hệ thống chính trị, nhưng trong điều hành còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong công tác chỉ đạo, công tác phối hợp với các ban ngành để tuyên truyền vận động chưa sâu sát đến tận người dân. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, nhất là khâu theo dõi, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tiễn.  
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trang được phê duyệt theo Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND huyện Đak Đoa về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai và được công bố công khai tại trụ sở UBND xã để người dân biết và thực hiện.
Có Quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND xã Trang quy định quy chế quản lý quy hoạch  xây dựng nông thôn mới xã Trang và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
UBND xã đang tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ một số hạng mục trong khu quy hoạch trung tâm hành chính xã
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
2.1. Về giao thông:
Triển khai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán kinh phí và thẩm định 3 công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (đường nội thôn làng Blưng 440m, Kồ 410m, Phạm Ghè 720m theo Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình  mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017).
* Kinh phí: 1.619.000.000 đồng
- Vốn ngân sách Trung ương (đầu tư phát triển): 1.295.000.000 đồng
- Vốn nhân dân đóng góp: 324.000.000 đồng
2.2.  Về thủy lợi: (chưa đạt)
Thường xuyên vận động nhân dân nạo vét kênh mương, gia cố những đoạn mương bị sạt lở, hư hỏng để đảm bảo nước tưới cho vụ Đông xuân 2016 -2017, vụ Mùa 2017;
 UBND xã đã vận động nhân dân làng Blưng nạo vét, gia cố 2km kênh mương tại cánh đồng Blưng với khoảng 100 người tham gia;
UBND xã đã phối hợp cùng phòng NN và PTNT huyện vận động nhân dân triển khai và đưa vào sử dụng công trình rọ đá tại cánh đồng Đak Kơl, quy mô: chiều dài 15m, cao 2m, rộng 1,5m
* Kinh phí: 55.699.000 đồng
- Vốn Ngân sách huyện: 33.799.000 đồng
- Vốn nhân dân đóng góp: 21.900.000 đồng
2.3. Về điện
* Khối lượng thực hiện: Nhân dân thôn Tân Lập đóng góp đầu tư công trình hệ thống đèn đường chiếu sáng (đường dây 1320 mét với tổng số trụ là 38 trụ)
* Kinh phí: 36.850.000 đồng (nhân dân đóng góp)
2.4. Về trường học
Nhân dân 3 làng Kol, Ghè, Phạm Ghè đóng góp 34.000.000 đồng để xây dựng hàng rào tại phân hiệu trường tiểu học Kol, Ghè với tổng chiều dài 280 m
Nhân dân làng Breng đóng góp 24.000.000 đồng để xây dựng hàng rào tại phân hiệu trường mầm non làng Breng với chiều dài khoảng 210 m.
Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án huyện bàn giao mặt bằng và triển khai xây dựng 2 phòng tại trường Mầm non Hòa Bình phân hiệu thôn Tân Tiến và phân hiệu làng Kol - Ghè
Có 0/3 trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
* Kinh phí thực hiện:
Ngân sách huyện: 1.600.000.000 đồng
Nhân dân đóng góp: 58.000.000 đồng
2.5. Về cơ sở vật chất văn hóa
Hiện nay xã có 11/11 thôn, làng có nhà văn hóa thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng
2.6 .Về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ, đã quy hoạch quỹ đất để xây dựng chợ trên địa bàn xã.
Xã có điểm, nơi mua bán trao đổi hàng hóa là cơ sở bán lẻ kinh doanh các mặt hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của  người dân,  đáp ứng được các yêu cầu theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về quy định nội dung thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2.7. Về thông tin và Truyền thông :
- Xã có 01 điểm bưu điện phục vụ bưu chính có người phục vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã.
- Có 11/11 thôn làng đã có Internet tới hộ dân
- Xã có một cụm FM trung tâm và 11 loa/ 11 thôn làng hoạt động hiệu quả.
- Xã có trang VBĐH trong công tác quản lý điều hành.
2.8. Về nhà ở dân cư:
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở cho người nghèo, người có công, UBND xã tiếp tục vận động các hộ dân tự bỏ vốn để xây dựng và sữa chữa nhà ở, công trình vệ sinh, chuồng gia súc; tích cực kêu gọi cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ và giúp đỡ những hộ khó khăn để xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà đền ơn đáp nghĩa, mái ấm tình thương; trường hợp các hộ dân khó khăn về vốn thì hướng dẫn, tạo điều kiện để các hộ tiếp cận và vay được vốn từ các nguồn vốn hỗ trợ để làm và sửa chữa nhà ở.
Tích cực chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Hỗ trợ để sữa chữa, nâng cấp nhà ở cho đối tượng chính sách.
Tuy nhiên trên địa  bàn xã tỷ lệ hộ có nhà tạm, nhà dột nát  còn cao, cụ thể  hiện tại có 188 nhà tạm, dột nát
Có 1.050 có nhà đạt chuẩn / tổng số 1.231 hộ ( đạt 85,3%)
 Khối lượng thực hiện:
Xây mới 28 nhà và sửa chữa 8 nhà , đầu tư hệ thống thường rào, cổng ngõ. Trong đó có 3 công trình nhà đại đoàn kết  (xây mới 2, sửa chữa 1); 3 công trình nhà cho người có công (2 nhà sửa và 1 nhà xây mới) và 6 công trình nhà 167 (6 nhà xây mới)
Kinh phí: 2.955.000.000 đồng, trong đó:
Ngân sách huyện: 135.000.000 đồng
Ngân sách xã: 30.000.000 đồng
Nguồn vốn vay tín dụng: 150.000.000 đồng
Nhân dân đóng góp: 2.640.000.000 đồng
3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:
Trong năm 2017 UBND xã vẫn đang tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của xã, như: Lúa, cà phê, tiêu, chanh dây, bò.....
Trong năm xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho người dân tại xã và đem lại hiệu quả cao. Được sự đồng ý của UBND huyện, UBND xã đã phối hợp cùng Hội nông dân xã và các Công ty phân bón, thuốc BVTV tổ chức 8  buổi hội thảo, áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng trọt ở các thôn, làng với 268 lượt người tham gia. Người dân đã biết vận dụng những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, qua đó đã giúp họ từng bước làm chủ quy trình sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó đời sống của người dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2017 là 20,8 triệu đồng/người/năm.
Hiện nay xã có 2813 người có việc làm/tổng dân số trong độ tuổi lao động 2870 người: đạt 98%.
* Khối lượng thực hiện:
Đã tiếp nhận và cấp 25 con bò giống cho 25 hô, trong đó có 19 con thuộc chương trình 168 và 6 con thuộc chương trình 135; 5.598,79 kg/242 hộ lúa HT1 (CT135); 8.793,23 kg/ 1.195 khẩu phân NPK (CT168)
Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện triển khai cấp 8.000 kg phân lân và 4.000 kg vôi cho 92 hộ dân tham gia mô hình rửa chua phèn
Xây dựng và triển khai mô hình trồng bơ xen canh trong vườn cà phê: 80 hộ gia đình/36,96 ha cà phê với tổng số 3696 cây bơ 
Từ nguồn vốn hỗ trợ về tái canh cà phê, UBND xã đã lập danh sách đăng ký và nhận 8.035 cây/45 hộ.
* Kinh phí: 1.071.778.402 đồng
- Chương trình 168: 429.453.800 đồng
- Chương trình 135: 217.584.602
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (vốn sự nghiệp) : 317.000.000 đồng
- Ngân sách huyện: 16.070.000 đồng.
- Nhân dân đóng góp: 91.670.000 đồng
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Công tác giảm nghèo được quan tâm, triển khai có hiệu quả, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo áp dụng  theo phương  pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm 21,50% (273/1270 hộ), giảm 6,01% so với cùng kỳ năm 2016 là 373/1225hộ; có 78 hộ thoát nghèo, 14 hộ nghèo phát sinh; 35 hộ thoát cận nghèo, 78 hộ cận nghèo mới, hộ cận nghèo cuối năm 2017: 190 hộ chiếm 14,96%.
Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả , các chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo được triển khai kịp thời, đúng đối tượng
5. Phát triển giáo dục ở nông thôn
Tình hình dạy và học của 3 trường diễn ra bình thường, sỹ số học sinh được đảm bảo; tham gia thi giáo viên, học sinh giỏi do huyện, tỉnh tổ chức;  chỉ đạo các ngành phối hợp cùng trường học thường xuyên vận động học sinh ra lớp. Các trường đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017 và tổ chức  tổ chức và vận động để duy trì tỷ lệ học sinh đi học, nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học 2017-2018.
Trong năm 2017 công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã hoàn thành. Năm học 2016-2017 có 58 học sinh tốt nghiệp THCS được học lên/ tổng số 58 học sinh ( đạt 100%)
 Có 896  lao động có việc làm qua đào tạo/tổng số 2870 lao động đạt 31,2%
6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
Công tác giám sát dịch bệnh ở người trên địa bàn xã được chủ động triển khai và không để dịch lớn xảy ra. Các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, về sức khỏe môi trường, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em … được triển khai thực hiện có hiệu quả; Trạm y tế xã luôn đảm bảo đủ số lượng, cơ số thuốc phục vụ sơ cấp cứu, tỷ lệ bệnh nhân đến trạm tăng so với cùng kỳ năm 2016.
 Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản liên quan đến các hình thức bảo hiểm, để người dân thấy rõ lợi ích cần thiết khi tham gia. Tổng số người tham gia các hình thức BHYT là  4.846/5.679 người đạt  86,63 %  (tiêu chí NTM năm 2017 là 85%).
Đội ngũ cán bộ y bác sỹ được đào tạo chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế trong giai đoạn hiện nay.
Có 121 trẻ em suy dinh dưỡng/tổng số 670 trẻ em (chiếm 18%) ( so với tiêu chí NTM là 31,4%).
* Khối lượng thực hiện: Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án huyện bàn giao mặt bằng và triển khai xây dựng Trạm y tế tại khu quy hoạch trung tâm hành chính xã.
* Kinh phí thực hiện: 2.800.000.000 đồng (nguồn ngân sách tỉnh)
7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn
Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng xã văn hóa, thôn văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng.
Năm 2017 trên địa bàn xã Trang có 1.042/ 1.231 hộ gia đình (đạt 84,6%) được công nhận gia đình văn hóa.
Có 9/11 thôn, làng (đạt 81,8 % ) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa” liên tục 03 năm trở lên. Hiện xã đã lập hồ sơ 5 thôn làng đề xuất cấp trên xem xét công nhận thôn văn hóa (cụ thể, công nhận lại 3 làng và công nhận đạt mới 2 thôn).
Năm 2017 xã đã tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa như tham gia đêm Dạ hội cồng chiêng mừng Đảng mừng xuân tại huyện, tham gia giải bóng đá cúp mùa xuân và bóng đá truyền thống tại huyện. Tổ chức giải bóng chuyền mừng Đảng mừng xuân,  Đại Hội thể dục thể thao xã lần thứ V thành công.
8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường.
 
* Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định
- Hiện nay tổng số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã là 1.231 hộ/ 1.231 hộ đạt 100%.
- Hiện nay tổng số hộ sử dụng nước sạch theo quy định trên địa bàn xã là 1188 hộ/ 1.231 hộ đạt 96,5%.
* Cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
Có 31 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã thuộc đối tượng lập hồ sơ pháp lý về môi trường, 10 cơ sở được hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định ( 10 cơ sở làm cam kết bảo vệ môi trường ). Chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường, không để xảy ra ô nhiễm môi trường, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn
Nước thải, chất thải rắn tại các khu vực công cộng trên địa bàn được thu gom và quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
Có hoạt động để phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp như: trồng cây xanh, làm chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh, dọn vệ sinh ngõ xóm, phối hợp với các đơn vị bộ đội làm công tác dân vận dọn dẹp vệ sinh, sữa chữa đường GTNT, phát quang bụi rậm...xây dựng cảnh quang xanh sạch đẹp
* Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
Xã hiện có 9 nghĩa địa (nhà mả)  ở thôn, làng Kồ, Kol, Ghè, Krôl, Blưng, Breng, Phạm Ghè, Wom, Tân Lập
* Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử  lý theo quy định
+ Về nước thải:
Nước thải tại các hộ gia đình được thu gom vào hầm rút của hộ gia đình
UBND xã thường xuyên phối hợp với Ban ngành đoàn thể các đơn vị bộ đội làm công tác dân vận tổ chức khơi thông cống, rãnh thoát nước, không để ngập úng, tù đọng nước tại khu dân cư.
+ Về chất thải rắn:
Hiện nay mật độ dân cư trên địa bàn xã còn thưa nên chưa có nhu cầu đào hố rác xử lý tập trung được, ban ngành Đoàn thể xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bằng việc đào hố rác tại gia đình.
UBND xã đã quy hoạch bãi rác xã và cắm mốc quy hoạch theo đúng quy định
Về thu gom bao gói, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: trong năm 2017, UBND xã sẽ xây dựng bể thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Tỷ lệ hộ có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa hợp sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
Trên địa bàn có 454/1231 hộ (  đạt tỷ lệ 36,88%) có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
* Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:
Có 125 hộ/495 hộ chăn nuôi ( đạt tỉ lệ 25,3%) trên địa bàn xã đảm bảo các yêu cầu về chăn nuôi, cụ thể: Khu vực chăn nuôi nằm tách biệt với nhà ở, nguồn nước; vệ sinh định kỳ, thường xuyên phun tiêu độc khử trùng cho khu vực chuồng trại; chất thải trong chăn nuôi được hộ gia đình thu gom bằng hình thức đào hầm chứa, hầm bioga, sử dụng phân bón trong nông nghiệp, không đẻ chảy tràn ra khu vực xung quanh....
* Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm ( chưa đạt )
9. Về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Trong năm 2017 xã tiếp tục thực hiện tốt công tác thống kê và lập danh sách các cán bộ, công chức xã đăng ký tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trình độ chuyên môn do tỉnh, huyện tổ chức. Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức đang theo học các lớp học Trung cấp chính trị, xây dựng đảng chính quyền…
Năm 2017 bố trí vị trí làm việc và phân công nhiệm vụ cho cán bộ hợp đồng Tài chính- Kế toán; xin hợp đồng lao động đối với cán bộ Văn phòng – Thống kê phụ trách Văn phòng Đảng ủy xã; triển khai củng cố, kiện toàn cán bộ theo Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh; cử 07 công chức tham gia lớp Trung cấp lý luận chính trị.
 Tiếp tục duy trì, ổn định các tổ chức trong hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở xã.
Ủy ban nhân dân xã đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” thực hiện tốt việc niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính cấp xã tại trụ sở UBND xã, thường xuyên rà soát, bổ sung những thủ tục hành chính mới do cấp trên ban hành, có lịch tiếp công dân và triển khai việc tiếp công dân định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi có nhu cầu liên hệ giải quyết thủ tục hành chính. Công tác đối thoại, giải quyết khiếu nại được cấp ủy, chính quyền quan tâm giải quyết
Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 05 lượt, số lượng người nghe 409 người, cấp phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật 250 tờ; tủ sách pháp luật xã được bổ sung kịp thời, có 10 lượt người đọc. Việc thực hiện hương ước, quy ước 11 thôn, làng được nhân dân tích cực hưởng ứng và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Triển khai tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật 09/11/2017 tại làng Blưng, xã Trang. Tổ chức hòa giải 02 vụ việc về tranh chấp đất đai, không thành, hướng dẫn lên cấp trên giải quyết.
10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
* An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát địa bàn không để các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để gây rối làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tại cộng đồng; bố trí lực lượng trực 24/24 tại trụ sở Đảng ủy - HĐND-UBND trong các dịp lễ, tết; tăng cường công tác tuần tra địa bàn, kiểm tra nhân hộ khẩu, phòng ngừa các đối tượng lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc. Do đó, tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. UBND xã đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản về An toàn giao thông trên địa bàn xã Trang, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Tổ tự quản ATGT nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã; xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn xã; phối hợp với Quân sự xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Giáo dục QP&AN năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017; sơ kết công tác phối hợp theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP.
* Quân sự:
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ trụ sở Đảng ủy – HĐND - UBND trước, trong và sau tết Nguyên đán, kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/1930-03/02/2017; kỷ niệm 42 năm ngày giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động 1/5; tổ chức trực từ ngày 29-10/6/2017 trong bầu cử HĐND xã, phường Camphuchia; kỷ niệm 72 năm  Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; tổ chức tuần tra kiểm soát địa bàn được 15 đợt với 60 công; điều chỉnh xây dựng các kế hoạch chiến đấu phòng thủ cấp xã theo sự chỉ đạo của BCH Quân sự huyện. Hoàn chỉnh 14 hồ sơ theo Nghị định 62 của Chính phủ gửi BCH Quân sự huyện; phối hợp với Công an xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Giáo dục QP&AN năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017; sơ kết công tác phối hợp theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP. Hướng dẫn họp xét cấp thôn và họp xét đề nghị gọi khám sơ tuyển NVQS năm 2018 được 70 thanh niên
11. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Tổng kinh phí: 10.202.327.000 đồng , trong đó:
1. Vốn đầu  tư trực tiếp:  6.232.869.000 đồng;
- Ngân sách Trung ương:  1.618.000.000 đồng;
- Ngân sách địa phương: 4.614.869.000 đồng;
2. Vốn lồng ghép CT 135, CT 168: 647.038.000 đồng;
3. Vay tín dụng: 150.000.000 đồng;
3. Dân góp: 3.172.420.000 đồng.
2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí về NTM
Đến nay xã đạt 10/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới bao gồm :
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch.
- Tiêu chí số 3: Thủy lợi
- Tiêu chí số 4: Điện.
- Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông.
- Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm.
s- Tiêu chí số 14: Giáo dục và đào tạo.
- Tiêu chí số 15: Y tế
- Tiêu chí số 16: Văn hóa
- Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh
Còn 9 tiêu chí chưa đạt là: Giao thông – (2); Trường học – ( 5); Cơ sở vật chất văn hóa ( 6 ); Nhà ở dân cư –(9); Thu nhập – (10); Hộ nghèo – (11); Tổ chức sản xuất – (13); Môi trường và an toàn thực phẩm – (17); Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật – ( 18 ).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Thuận lợi:
Người dân đã dần nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới:
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự tuyên truyền, vận động của các ban ngành đoàn thể xã người dân đã hưởng ứng và tích cực đóng góp công, tiền, hiến đất để triển khai thực hiện các công trình công cộng.
+ Tích cực tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới tại gia đình, làng xóm: sửa chữa nhà ở, xây dựng tường rào, xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước; cải tạo, phát quang bụi rậm trong vườn và trước nhà, nuôi nhốt gia súc, nhiều hộ gia đình đã tự đào hố, thu gom rác thải để đốt; tích cực tăng gia sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình.
2. Những khó khăn, hạn chế:
- Việc tuyên truyền, vận động bước đầu đã mang lại một số hiệu quả tích cực, tuy nhiên nhận thức của người dân trên địa bàn xã còn hạn chế, chưa hiểu được ý nghĩa to lớn của Chương trình xây dựng nông thôn mới, còn ỉ lại, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước.
- Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, địa bàn xã ít doanh nghiệp do đó việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp và vận động đóng góp của nhân dân chưa hiệu quả.
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2018
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
Tiếp tục duy trì và giữ vững  10/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới bao gồm :
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch.
- Tiêu chí số 3: Thủy lợi
- Tiêu chí số 4: Điện.
- Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông.
- Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm.
- Tiêu chí số 14: Giáo dục và đào tạo.
- Tiêu chí số 15: Y tế
- Tiêu chí số 16: Văn hóa
- Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh
Trong năm 2018 phấn đấu đạt 2 tiêu chí: tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư, số 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiêu chí số 1 - Quy hoạch:
UBND xã tiếp tục hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh cục bộ một số hạng mục trong khu quy hoạch trung tâm hành chính xã.
2. Tiêu chí số 2- Giao thông:
* Khối lượng thực hiện
 Tiến hành triển khai thực hiện làm 7.900 m đường giao thông nông thôn tại 8 làng: Kol (1000m) , Ghè (1450m), Phạm Ghè (1450m), Krôl (1000m), Breng (1000m), Wom (1000m), Blưng (1000m), Kồ (1000m).
Thực hiện 2km đường nội đồng đi xuống cánh đồng Đak Kơl (tới cầu Đak Kơl) và Cánh đồng Đak Kơl (tới thác Ier).
* Dự kiến tổng Kinh phí đầu tư: 8.079.000.000 đồng
+ Nguồn Chương trình 135: 1.200.000.000 đồng;
+ Nguồn NS tỉnh: 4.058.000.000 đồng;
+ Dân góp: 2.821.000.000 đồng
*  Giải pháp thực hiện: Tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên địa bàn xã; lồng ghép các chương trình, dự án như chương trình giao thông nông thôn, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn,…phát huy nội lực của nhân dân, của doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, góp công, góp tiền, mở rộng mặt bằng thi công để chuẩn bị trước khi đầu tư xây dựng công trình. Phát huy tinh thần dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân được bàn bạc, thảo luận, kiểm tra giám sát thi công công trình, đối với những tuyến đường không phức tạp về kỹ thuật thì xã lãnh đạo tổ chức nhân dân thực hiện. Bên cạnh đó huy động nhân dân đóng góp kinh phí, nhân công để làm đường giao thông nông thôn, đường làng ngõ xóm.
3. Tiêu chí số 3 - Thuỷ lợi:
* Khối lượng thực hiện: xây dựng đập thủy lợi tại cánh đồng Đak Mong.
* Dự kiến tổng kinh phí đầu tư: 1.500.000.000 đồng (nguồn NS tỉnh)
* Giải pháp thực hiện: Phát huy nội lực của nhân dân trên địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân nạo vét kênh mương, gia cố những tuyến kênh mương thường xuyên bị sạt lở nhằm đảm bảo nguồn nước tưới trên địa bàn xã.
Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trên địa bàn xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ huy thực hiện.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai; phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
4. Tiêu chí số 4 - Điện:
Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thống lưới điện trên địa bàn xã; tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn xã.
5. Tiêu chí số 5 - Trường học:
Tận dụng mọi nguồn lực tiềm năng, sẵn có trên địa bàn xã. Bên cạnh đó các trường tự cân đối kinh phí để đầu tư, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học nhằm đảm bảo cho việc dạy và học.
6. Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá:
Xây dựng và hoàn thành quy chế quản lý, sử dụng nhà văn hóa ở các thôn, làng. Tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức, cá nhân trên toàn dịa bàn xã ủng hộ, đóng góp kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị, bàn ghế tại nhà văn hóa các thôn, làng.
7. Tiêu chí số 8 – Thông tin và truyền thông:
Tiếp tục vận động, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển mạng lưới internet có dây, không dây trên địa bàn xã; Bưu điện văn hóa xã xây dựng kế hoạch để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Bưu điện văn hóa xã.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, làng để có biện pháp sữa chữa kịp thời khi có sự cố hư hỏng nhằm đảm bảo việc truyền tải các thông tin đến các thôn, làng;
Tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính của cán bộ, công chức xã.
8. Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư:
* Khối lượng dự kiến: nâng cấp, sữa chữa 188 nhà tạm, dột nát; xây dựng 10 nhà mới
* Kinh phí dự kiến đầu tư: 4.760.000.000 đồng (nguồn người dân đóng góp).
* Giải pháp thực hiện: tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở cho người nghèo, người có công Cách mạng, các chính sách an sinh xã hội, nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết,… Tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà đền ơn đáp nghĩa, mái ấm tình thương; vận động nhân dân sửa sang, chỉnh trang nhà cửa, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã; phát huy vốn tín dụng theo Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, giúp nông dân vay vốn để sửa chữa, xây dựng nhà ở đạt chuẩn.
9. Tiêu chí số 10 – Thu nhập
* Nội dung: Phấn đấu năm 2018 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 21.000.000 đồng/người/năm.
* Giải pháp thực hiện: Đảng ủy, chính quyền xã xác định đầu tư cho sản xuất là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong đầu tư phát triển; quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình hay, cách làm có hiệu quả để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất. Khai thác và phát huy tốt các tiềm năng lợi thế của địa phương trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động; hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa; phát triển các tổ hợp sản xuất, các loại hình hợp tác xã, các hình thức liên kết nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi; vận động nhân dân sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất; cải tạo đàn gia súc, giống lúa, cà phê, tiêu, chủ động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các dịch vụ vật tư nông nghiệp cho nông dân; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, cải cách thủ tục hành chính để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhất là nông nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh các mặt hàng nông sản mở rộng sản xuất kinh doanh,  bao tiêu sản phẩm cho người dân; đặc biệt là khơi dậy nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư vào sản xuất.
10.Tiêu chí số 11 – Hộ nghèo
* Khối lượng: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,5% (giảm 6% so với năm 2017).
* Giải pháp thực hiện: Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, kết hợp lồng ghép các Chương trình mục tiêu để hỗ trợ cho hộ nghèo, hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn sản xuất, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.
11. Tiêu chí số 12 – Lao động có việc làm :
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số tròn độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 98 %.
12. Tiêu chí số 13 – Tổ chức sản xuất:
* Khối lượng: Phát triển sản xuất
- Hỗ trợ bò cái giống :  25 con
- Hỗ trợ giống lúa HT1:  5,6 tấn
- Hỗ trợ phân bón: 10,4 tấn
- Mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu: 4 lớp.
- Mở lớp tập huấn về phòng trừ sâu bênh hại trên cây cà phê : 2 lớp
- Vận động các hộ gia đình tham gia vào mô hình  phát triển kinh tế hợp tác xã : 2 đợt
* Kinh phí dự kiến: 562.000.000 trong đó :
+ Vốn Chương trình 135, 168 : 538.000.000 đồng ;
+ Vốn ngân sách địa phương : 24.000.000 đồng.
* Giải pháp:
Phối hợp với Hội nông dân, ban nhân dân các thôn, làng tuyên truyền cho nhân dân biết về vai trò, ý nghĩa của việc cải tạo chất lượng các vườn cà phê già cõi. Tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận và vay được vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tăng cường mở các lớp tập huấn để chuyển giao tiến bộ khoa về trồng, chăm sóc và cải tạo chất lượng vườn cà phê, tiêu ; lập danh sách những hộ tái canh, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để hỗ trợ giống cho việc tái canh cà phê, nâng cao năng suất chất lượng vườn cà phê.
Tổng hợp, lập danh sách đúng đối tượng các hộ được thụ hưởng các mặt hàng chính sách (phân bón, giống cây trồng, vật nuôi,..). Tranh thủ sự hỗ trở của cấp trên, tạo điều điện thuận lợi để các Công ty, doanh nghiệp có uy tín tổ chức lớp các lớp hội thảo, tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, tái canh cây cà phê; tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trồng trọt và chăn nuôi từ cấp trên hỗ trợ có hiệu quả, hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất đạt chỉ tiêu, năng suất, chất lượng … Tổ chức sơ kết các chương trình, đánh giá hiệu quả, khả năng nhân rộng và rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện trong các năm tiếp theo.
Tuyên truyền và vận động các hộ gia đình tham gia vào mô hình phát triển kinh tế hợp tác xã.
13. Tiêu chí số 14- Giáo dục và đào tạo:
* Khối lượng:
- Giữ vững tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được học tiếp trung học (THPT, bổ túc, học nghề) đạt 80%.
- Trình độ lao động: Số lao động đã qua đào tạo đạt trên 20%; mở hai lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn : 60 người.
* Kinh phí dự kiến : 70.000.000 đồng (nguồn ngân sách  nhà nước).
* Giải pháp thực hiện:
Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục tăng cường kiểm tra thực tế, mở các lớp phổ cập, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn đến trường; phát huy tốt vai trò của hội khuyến học, hàng năm làm tốt công tác vận động học sinh bỏ học giữa chừng tiếp tục học.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền vận động thanh niên, phụ nữ tham gia các lớp đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số trẻ, tạo điều kiện để lao động sau khi đào tạo có việc làm. Nắm cho được số lao động được đào tạo song chưa có việc làm để giới thiệu đề xuất cho các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động.
14. Tiêu chí số 15 - Y tế:
Rà soát, thống kê lập danh sách đúng đối tượng (hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công Cách mạng, đồng bào DTTS,…) được thụ hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đề nghị cấp trên cấp thẻ Bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các ban ngành, đoàn thể xã phối hợp với Ban nhân dân các thôn, làng tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm.
Bổ sung các trang thiết bị còn thiếu , xây dựng vườn thuốc nam và đưa Tram y tế mới vào hoạt động có hiệu quả.
15. Tiêu chí số 16- Văn hóa:
* Khối lượng:
- Giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa của 11 thôn, làng và xem xét, đánh giá công nhận lại 2 thôn, làng văn hóa
- Số gia đình văn hóa được công nhận mới:  30 gia đình, nâng tổng số gia đình văn hóa trên địa bàn xã lên 1061/1.231 hộ gia đình.
* Giải pháp thực hiện:
Xây dựng hoàn thiện quy ước, hương ước các thôn làng về nếp sống văn hoá khu dân cư; lành mạnh hoá việc cưới, việc tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, đảm bảo phục vụ đáp ứng nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Vận động nhân dân Thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, thực hiện đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp,…
16. Tiêu chí số 17- Môi trường và an toàn thực phẩm:
* Khối lượng:
Cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 100%
 Sửa chữa, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh: 38 công trình, tăng tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh là 40% (tăng 3,12% so với năm 2017)
Sữa chữa, nâng cấp chuồng trai chăn nuôi của 297 hộ, nâng tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường là 60%.
Có 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, làm cam kết bảo vệ môi trường.
* Kinh phí: 300.000.000 đồng (nguồn vốn do nhân dân tự đầu tư để sửa chữa, xây mới phục vụ sinh hoạt gia đinh).
*Giải pháp thực hiện:
Vận động nhân dân đào giếng, làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, rào vườn và cải tạo vườn tạp; cộng đồng dân cư ủng hộ và giúp đỡ những hộ khó khăn.
Vận động nhân dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số mai táng người chết phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại
Thực hiện các cơ chế chính sách về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, thu gom rác thải,…. Các đoàn thể của xã lập kế hoạch tuyên truyền, vận động các thôn, làng thành lập tổ dọn vệ sinh, thu gom rác và huy động nhân dân nạo vét mương, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, tổ chức trồng cây xanh dọc các tuyến đường, trường học, nơi công cộng,…để tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp.
Hướng dânx các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã làm thủ tục đang ký giấy phép kinh doanh và làm bản cam kết vệ sinh môi trường.
17. Tiêu chí số 18 – Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
* Nội dung :
Trong năm 2018 phấn đấu đạt các nội dung, cụ thể :
Có 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn;
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “ trong sạch, vững mạnh”;
Tổ chức chính trị- xã hội của xã đạt loại khá giỏi trở lên;
Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định;
Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ hỗ trợ những người bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
* Giải pháp thực hiện:
Thường xuyên cử cán bộ, công chức xã tham gia học tập chuyên môn, nghiệp vụ do các ban ngành của huyện, tỉnh tổ chức. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, đảng viên; thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính và cơ chế hành chính 1 cửa, quán triệt và tổ chức bộ máy làm việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy của xã; tập trung xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền trên tất cả các lĩnh vực; có chương trình, kế hoạch đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng có uy tín, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Trong công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh việc thực hiện “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
18. Tiêu chí số 19 – Quốc phòng và an ninh :
* Nội dung:
Xây dựng lực lượng dân quân « vững mạnh, rộng khắp » và hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng.
An toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội ( ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với năm 2017
* Giải pháp thực hiện:
- Tổ chức thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng, thương xuyên tổ chức lớp tập huấn , bồi dưỡng cho lực lượng dân quân trên địa bàn xã và cử người tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.
- Duy trì và nâng cao chấp lượng giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, hiệu lực điều hành của UBND và vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Hàng năm Đảng ủy xã ra Nghị quyết, UBND xã xây dựng kế hoạch, mặt trận và các đoàn thể quần chúng phối hợp vận động thực hiện hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự.
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; tăng cường củng cố lực lượng dân quân, tự vệ và công an viên vững mạnh. Tiếp tục xây dựng tốt phong trào quần chúng và “ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật (nhất là đối với thanh, thiếu niên) đồng thời làm tốt công tác đấu tranh phòng, ngăn chặn và trấn áp tội phạm.
III. Dự kiến nguồn lực huy động năm 2018 :
* Tổng cộng vốn ĐT: 15.271.000.000 đồng
- Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã): 5.652.000.000 đồng
- Vốn lồng ghép (CT 135, 168): 1.738.000.000 đồng
- Dân góp: 7.881.000.000 đồngPHẦN I
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN                       CHƯƠNG TRÌNH
I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI
1.  Công tác tuyên truyền, vận động
- Công tác tuyên truyền vận động được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, quyết định đến tiến độ thực hiện xây dựng NTM, tạo điều kiện cho nhân dân và cả hệ thống chính trị hiểu rõ mục đích, nội dung, tư tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách… trong việc xây dựng NTM.
- Hình thức tuyên truyền đa dạng như: triển khai các Nghị quyết của Đảng ủy – HĐND và kế hoạch của UBND về xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia NTM trên địa bàn; sử dụng phát huy hệ thống đài tuyền thông trên địa bàn xã để tuyên truyền thông tin các nội dung về xây dựng NTM của cấp trên; tổ chức họp dân ở các thôn bàn chuyên đề về Chương trình NTM. Ngoài ra, việc tuyên truyền xây dựng NTM còn được thực hiện lồng ghép với các cuộc họp, cuộc vận động của các tổ chức đoàn thể như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”; thực hiện Phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới”; phụ nữ với mô hình “5 không 3 sạch”, nông dân với kế hoạch “phát huy nội lực để phát triển cộng đồng, góp phần xây dựng NTM và phát huy dân chủ cơ sở”...
- Qua công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình trên địa bàn xã cơ bản đã có sự chuyển biến rõ nét, đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, nhân dân đã nhận thức được mình là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới; nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới đã có sự thay đổi, hầu hết đã nhận thức được rằng chương trình nông thôn mới là sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, cơ bản người dân đã ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua còn một số tồn tại, hạn chế. Công tác tuyên truyền tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các thông tin khác vẫn còn mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của nhân dân. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện cụm FM chưa nhiều, chưa được liên tục. Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại nhất là vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới theo phương châm “Dân làm Nhà nước hỗ trợ”, phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn còn kém.
II. Công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các văn bản cấp trên:
Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo Ban Quản lý xã xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2017; rà soát, đánh giá lại hiện trạng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 để điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn xã
Đồng thời, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ Địa chính - Nông nghiệp phối hợp với các ban, ngành thống kê, rà soát lại các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã để xác định nhiệm vụ cụ thể, phấn đấu đạt một số chỉ tiêu và tiêu chí trong năm 2017.
Đảng ủy, Chính quyền địa phương nhận thức được tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thể hiện rõ quyết tâm trong công tác chỉ đạo hoàn thành chương trình trong năm 2017, nhân dân đã từng bước nhận thức được nội dung chương trình về xây dựng nông thôn mới và cùng Chính quyền địa phương tham gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mặc dù có sự thống nhất cao của hệ thống chính trị, nhưng trong điều hành còn gặp không ít khó khăn lúng túng trong công tác chỉ đạo, công tác phối hợp với các ban ngành để tuyên truyền vận động chưa sâu sát đến tận người dân. Đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn nghiệp vụ làm nhiệm vụ tham mưu triển khai thực hiện Chương trình còn nhiều hạn chế, nhất là khâu theo dõi, tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình, phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh từ thực tiễn.  
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trang được phê duyệt theo Quyết định số 337/QĐ-UBND ngày 16/3/2012 của UBND huyện Đak Đoa về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai và được công bố công khai tại trụ sở UBND xã để người dân biết và thực hiện.
Có Quy chế quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND xã Trang quy định quy chế quản lý quy hoạch  xây dựng nông thôn mới xã Trang và tổ chức thực hiện theo quy hoạch
UBND xã đang tiến hành thực hiện thủ tục điều chỉnh cục bộ một số hạng mục trong khu quy hoạch trung tâm hành chính xã
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
2.1. Về giao thông:
Triển khai lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán kinh phí và thẩm định 3 công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới (đường nội thôn làng Blưng 440m, Kồ 410m, Phạm Ghè 720m theo Quyết định số 1325/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa về việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình  mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017).
* Kinh phí: 1.619.000.000 đồng
- Vốn ngân sách Trung ương (đầu tư phát triển): 1.295.000.000 đồng
- Vốn nhân dân đóng góp: 324.000.000 đồng
2.2.  Về thủy lợi: (chưa đạt)
Thường xuyên vận động nhân dân nạo vét kênh mương, gia cố những đoạn mương bị sạt lở, hư hỏng để đảm bảo nước tưới cho vụ Đông xuân 2016 -2017, vụ Mùa 2017;
 UBND xã đã vận động nhân dân làng Blưng nạo vét, gia cố 2km kênh mương tại cánh đồng Blưng với khoảng 100 người tham gia;
UBND xã đã phối hợp cùng phòng NN và PTNT huyện vận động nhân dân triển khai và đưa vào sử dụng công trình rọ đá tại cánh đồng Đak Kơl, quy mô: chiều dài 15m, cao 2m, rộng 1,5m
* Kinh phí: 55.699.000 đồng
- Vốn Ngân sách huyện: 33.799.000 đồng
- Vốn nhân dân đóng góp: 21.900.000 đồng
2.3. Về điện
* Khối lượng thực hiện: Nhân dân thôn Tân Lập đóng góp đầu tư công trình hệ thống đèn đường chiếu sáng (đường dây 1320 mét với tổng số trụ là 38 trụ)
* Kinh phí: 36.850.000 đồng (nhân dân đóng góp)
2.4. Về trường học
Nhân dân 3 làng Kol, Ghè, Phạm Ghè đóng góp 34.000.000 đồng để xây dựng hàng rào tại phân hiệu trường tiểu học Kol, Ghè với tổng chiều dài 280 m
Nhân dân làng Breng đóng góp 24.000.000 đồng để xây dựng hàng rào tại phân hiệu trường mầm non làng Breng với chiều dài khoảng 210 m.
Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án huyện bàn giao mặt bằng và triển khai xây dựng 2 phòng tại trường Mầm non Hòa Bình phân hiệu thôn Tân Tiến và phân hiệu làng Kol - Ghè
Có 0/3 trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
* Kinh phí thực hiện:
Ngân sách huyện: 1.600.000.000 đồng
Nhân dân đóng góp: 58.000.000 đồng
2.5. Về cơ sở vật chất văn hóa
Hiện nay xã có 11/11 thôn, làng có nhà văn hóa thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng
2.6 .Về Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ, đã quy hoạch quỹ đất để xây dựng chợ trên địa bàn xã.
Xã có điểm, nơi mua bán trao đổi hàng hóa là cơ sở bán lẻ kinh doanh các mặt hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của  người dân,  đáp ứng được các yêu cầu theo Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về quy định nội dung thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
2.7. Về thông tin và Truyền thông :
- Xã có 01 điểm bưu điện phục vụ bưu chính có người phục vụ để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã.
- Có 11/11 thôn làng đã có Internet tới hộ dân
- Xã có một cụm FM trung tâm và 11 loa/ 11 thôn làng hoạt động hiệu quả.
- Xã có trang VBĐH trong công tác quản lý điều hành.
2.8. Về nhà ở dân cư:
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở cho người nghèo, người có công, UBND xã tiếp tục vận động các hộ dân tự bỏ vốn để xây dựng và sữa chữa nhà ở, công trình vệ sinh, chuồng gia súc; tích cực kêu gọi cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn ủng hộ và giúp đỡ những hộ khó khăn để xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà đền ơn đáp nghĩa, mái ấm tình thương; trường hợp các hộ dân khó khăn về vốn thì hướng dẫn, tạo điều kiện để các hộ tiếp cận và vay được vốn từ các nguồn vốn hỗ trợ để làm và sửa chữa nhà ở.
Tích cực chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách và làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Hỗ trợ để sữa chữa, nâng cấp nhà ở cho đối tượng chính sách.
Tuy nhiên trên địa  bàn xã tỷ lệ hộ có nhà tạm, nhà dột nát  còn cao, cụ thể  hiện tại có 188 nhà tạm, dột nát
Có 1.050 có nhà đạt chuẩn / tổng số 1.231 hộ ( đạt 85,3%)
 Khối lượng thực hiện:
Xây mới 28 nhà và sửa chữa 8 nhà , đầu tư hệ thống thường rào, cổng ngõ. Trong đó có 3 công trình nhà đại đoàn kết  (xây mới 2, sửa chữa 1); 3 công trình nhà cho người có công (2 nhà sửa và 1 nhà xây mới) và 6 công trình nhà 167 (6 nhà xây mới)
Kinh phí: 2.955.000.000 đồng, trong đó:
Ngân sách huyện: 135.000.000 đồng
Ngân sách xã: 30.000.000 đồng
Nguồn vốn vay tín dụng: 150.000.000 đồng
Nhân dân đóng góp: 2.640.000.000 đồng
3. Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân:
Trong năm 2017 UBND xã vẫn đang tiếp tục tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp với trọng tâm là đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của xã, như: Lúa, cà phê, tiêu, chanh dây, bò.....
Trong năm xã đã phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên tổ chức các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi cho người dân tại xã và đem lại hiệu quả cao. Được sự đồng ý của UBND huyện, UBND xã đã phối hợp cùng Hội nông dân xã và các Công ty phân bón, thuốc BVTV tổ chức 8  buổi hội thảo, áp dụng tiến bộ khoa học vào trồng trọt ở các thôn, làng với 268 lượt người tham gia. Người dân đã biết vận dụng những kiến thức cơ bản về trồng trọt, chăn nuôi, qua đó đã giúp họ từng bước làm chủ quy trình sản xuất, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Từ đó đời sống của người dân trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã năm 2017 là 20,8 triệu đồng/người/năm.
Hiện nay xã có 2813 người có việc làm/tổng dân số trong độ tuổi lao động 2870 người: đạt 98%.
* Khối lượng thực hiện:
Đã tiếp nhận và cấp 25 con bò giống cho 25 hô, trong đó có 19 con thuộc chương trình 168 và 6 con thuộc chương trình 135; 5.598,79 kg/242 hộ lúa HT1 (CT135); 8.793,23 kg/ 1.195 khẩu phân NPK (CT168)
Phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện triển khai cấp 8.000 kg phân lân và 4.000 kg vôi cho 92 hộ dân tham gia mô hình rửa chua phèn
Xây dựng và triển khai mô hình trồng bơ xen canh trong vườn cà phê: 80 hộ gia đình/36,96 ha cà phê với tổng số 3696 cây bơ 
Từ nguồn vốn hỗ trợ về tái canh cà phê, UBND xã đã lập danh sách đăng ký và nhận 8.035 cây/45 hộ.
* Kinh phí: 1.071.778.402 đồng
- Chương trình 168: 429.453.800 đồng
- Chương trình 135: 217.584.602
- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (vốn sự nghiệp) : 317.000.000 đồng
- Ngân sách huyện: 16.070.000 đồng.
- Nhân dân đóng góp: 91.670.000 đồng
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Công tác giảm nghèo được quan tâm, triển khai có hiệu quả, kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo áp dụng  theo phương  pháp đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều giai đoạn 2016 – 2020, cuối năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã chiếm 21,50% (273/1270 hộ), giảm 6,01% so với cùng kỳ năm 2016 là 373/1225hộ; có 78 hộ thoát nghèo, 14 hộ nghèo phát sinh; 35 hộ thoát cận nghèo, 78 hộ cận nghèo mới, hộ cận nghèo cuối năm 2017: 190 hộ chiếm 14,96%.
Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện có hiệu quả , các chính sách cho hộ nghèo, cận nghèo được triển khai kịp thời, đúng đối tượng
5. Phát triển giáo dục ở nông thôn
Tình hình dạy và học của 3 trường diễn ra bình thường, sỹ số học sinh được đảm bảo; tham gia thi giáo viên, học sinh giỏi do huyện, tỉnh tổ chức;  chỉ đạo các ngành phối hợp cùng trường học thường xuyên vận động học sinh ra lớp. Các trường đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017 và tổ chức  tổ chức và vận động để duy trì tỷ lệ học sinh đi học, nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học 2017-2018.
Trong năm 2017 công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở đã hoàn thành. Năm học 2016-2017 có 58 học sinh tốt nghiệp THCS được học lên/ tổng số 58 học sinh ( đạt 100%)
 Có 896  lao động có việc làm qua đào tạo/tổng số 2870 lao động đạt 31,2%
6. Phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn
Công tác giám sát dịch bệnh ở người trên địa bàn xã được chủ động triển khai và không để dịch lớn xảy ra. Các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, về sức khỏe môi trường, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em … được triển khai thực hiện có hiệu quả; Trạm y tế xã luôn đảm bảo đủ số lượng, cơ số thuốc phục vụ sơ cấp cứu, tỷ lệ bệnh nhân đến trạm tăng so với cùng kỳ năm 2016.
 Vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện. Tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản liên quan đến các hình thức bảo hiểm, để người dân thấy rõ lợi ích cần thiết khi tham gia. Tổng số người tham gia các hình thức BHYT là  4.846/5.679 người đạt  86,63 %  (tiêu chí NTM năm 2017 là 85%).
Đội ngũ cán bộ y bác sỹ được đào tạo chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế trong giai đoạn hiện nay.
Có 121 trẻ em suy dinh dưỡng/tổng số 670 trẻ em (chiếm 18%) ( so với tiêu chí NTM là 31,4%).
* Khối lượng thực hiện: Phối hợp cùng Ban Quản lý dự án huyện bàn giao mặt bằng và triển khai xây dựng Trạm y tế tại khu quy hoạch trung tâm hành chính xã.
* Kinh phí thực hiện: 2.800.000.000 đồng (nguồn ngân sách tỉnh)
7. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn
Trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM đã động viên, khơi dậy tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào xây dựng xã văn hóa, thôn văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng.
Năm 2017 trên địa bàn xã Trang có 1.042/ 1.231 hộ gia đình (đạt 84,6%) được công nhận gia đình văn hóa.
Có 9/11 thôn, làng (đạt 81,8 % ) được công nhận và giữ vững danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa” liên tục 03 năm trở lên. Hiện xã đã lập hồ sơ 5 thôn làng đề xuất cấp trên xem xét công nhận thôn văn hóa (cụ thể, công nhận lại 3 làng và công nhận đạt mới 2 thôn).
Năm 2017 xã đã tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa như tham gia đêm Dạ hội cồng chiêng mừng Đảng mừng xuân tại huyện, tham gia giải bóng đá cúp mùa xuân và bóng đá truyền thống tại huyện. Tổ chức giải bóng chuyền mừng Đảng mừng xuân,  Đại Hội thể dục thể thao xã lần thứ V thành công.
8. Vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường.
 
* Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định
- Hiện nay tổng số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn xã là 1.231 hộ/ 1.231 hộ đạt 100%.
- Hiện nay tổng số hộ sử dụng nước sạch theo quy định trên địa bàn xã là 1188 hộ/ 1.231 hộ đạt 96,5%.
* Cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường
Có 31 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã thuộc đối tượng lập hồ sơ pháp lý về môi trường, 10 cơ sở được hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo quy định ( 10 cơ sở làm cam kết bảo vệ môi trường ). Chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường, không để xảy ra ô nhiễm môi trường, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn
Nước thải, chất thải rắn tại các khu vực công cộng trên địa bàn được thu gom và quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường.
Có hoạt động để phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp như: trồng cây xanh, làm chuồng trại chăn nuôi, công trình vệ sinh, dọn vệ sinh ngõ xóm, phối hợp với các đơn vị bộ đội làm công tác dân vận dọn dẹp vệ sinh, sữa chữa đường GTNT, phát quang bụi rậm...xây dựng cảnh quang xanh sạch đẹp
* Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch
Xã hiện có 9 nghĩa địa (nhà mả)  ở thôn, làng Kồ, Kol, Ghè, Krôl, Blưng, Breng, Phạm Ghè, Wom, Tân Lập
* Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử  lý theo quy định
+ Về nước thải:
Nước thải tại các hộ gia đình được thu gom vào hầm rút của hộ gia đình
UBND xã thường xuyên phối hợp với Ban ngành đoàn thể các đơn vị bộ đội làm công tác dân vận tổ chức khơi thông cống, rãnh thoát nước, không để ngập úng, tù đọng nước tại khu dân cư.
+ Về chất thải rắn:
Hiện nay mật độ dân cư trên địa bàn xã còn thưa nên chưa có nhu cầu đào hố rác xử lý tập trung được, ban ngành Đoàn thể xã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bằng việc đào hố rác tại gia đình.
UBND xã đã quy hoạch bãi rác xã và cắm mốc quy hoạch theo đúng quy định
Về thu gom bao gói, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: trong năm 2017, UBND xã sẽ xây dựng bể thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
* Tỷ lệ hộ có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa hợp sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
Trên địa bàn có 454/1231 hộ (  đạt tỷ lệ 36,88%) có nhà tiêu nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch
* Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường:
Có 125 hộ/495 hộ chăn nuôi ( đạt tỉ lệ 25,3%) trên địa bàn xã đảm bảo các yêu cầu về chăn nuôi, cụ thể: Khu vực chăn nuôi nằm tách biệt với nhà ở, nguồn nước; vệ sinh định kỳ, thường xuyên phun tiêu độc khử trùng cho khu vực chuồng trại; chất thải trong chăn nuôi được hộ gia đình thu gom bằng hình thức đào hầm chứa, hầm bioga, sử dụng phân bón trong nông nghiệp, không đẻ chảy tràn ra khu vực xung quanh....
* Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm ( chưa đạt )
9. Về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
Trong năm 2017 xã tiếp tục thực hiện tốt công tác thống kê và lập danh sách các cán bộ, công chức xã đăng ký tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực trình độ chuyên môn do tỉnh, huyện tổ chức. Tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức đang theo học các lớp học Trung cấp chính trị, xây dựng đảng chính quyền…
Năm 2017 bố trí vị trí làm việc và phân công nhiệm vụ cho cán bộ hợp đồng Tài chính- Kế toán; xin hợp đồng lao động đối với cán bộ Văn phòng – Thống kê phụ trách Văn phòng Đảng ủy xã; triển khai củng cố, kiện toàn cán bộ theo Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh; cử 07 công chức tham gia lớp Trung cấp lý luận chính trị.
 Tiếp tục duy trì, ổn định các tổ chức trong hệ thống chính trị và nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền và tổ chức Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở xã.
Ủy ban nhân dân xã đã tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính theo mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” thực hiện tốt việc niêm yết công khai bộ thủ tục hành chính cấp xã tại trụ sở UBND xã, thường xuyên rà soát, bổ sung những thủ tục hành chính mới do cấp trên ban hành, có lịch tiếp công dân và triển khai việc tiếp công dân định kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân khi có nhu cầu liên hệ giải quyết thủ tục hành chính. Công tác đối thoại, giải quyết khiếu nại được cấp ủy, chính quyền quan tâm giải quyết
Tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật 05 lượt, số lượng người nghe 409 người, cấp phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật 250 tờ; tủ sách pháp luật xã được bổ sung kịp thời, có 10 lượt người đọc. Việc thực hiện hương ước, quy ước 11 thôn, làng được nhân dân tích cực hưởng ứng và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Triển khai tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật 09/11/2017 tại làng Blưng, xã Trang. Tổ chức hòa giải 02 vụ việc về tranh chấp đất đai, không thành, hướng dẫn lên cấp trên giải quyết.
10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn
* An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Đẩy mạnh công tác vận động quần chúng, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát địa bàn không để các thế lực thù địch lợi dụng tình hình để gây rối làm mất ổn định tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tại cộng đồng; bố trí lực lượng trực 24/24 tại trụ sở Đảng ủy - HĐND-UBND trong các dịp lễ, tết; tăng cường công tác tuần tra địa bàn, kiểm tra nhân hộ khẩu, phòng ngừa các đối tượng lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc. Do đó, tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. UBND xã đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ tự quản về An toàn giao thông trên địa bàn xã Trang, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Tổ tự quản ATGT nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã; xây dựng kế hoạch đảm bảo ANTT trên địa bàn xã; phối hợp với Quân sự xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Giáo dục QP&AN năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017; sơ kết công tác phối hợp theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP.
* Quân sự:
Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ trụ sở Đảng ủy – HĐND - UBND trước, trong và sau tết Nguyên đán, kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03/02/1930-03/02/2017; kỷ niệm 42 năm ngày giải phòng Miền Nam thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động 1/5; tổ chức trực từ ngày 29-10/6/2017 trong bầu cử HĐND xã, phường Camphuchia; kỷ niệm 72 năm  Ngày Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9; tổ chức tuần tra kiểm soát địa bàn được 15 đợt với 60 công; điều chỉnh xây dựng các kế hoạch chiến đấu phòng thủ cấp xã theo sự chỉ đạo của BCH Quân sự huyện. Hoàn chỉnh 14 hồ sơ theo Nghị định 62 của Chính phủ gửi BCH Quân sự huyện; phối hợp với Công an xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Giáo dục QP&AN năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017; sơ kết công tác phối hợp theo Nghị định 133/2015/NĐ-CP. Hướng dẫn họp xét cấp thôn và họp xét đề nghị gọi khám sơ tuyển NVQS năm 2018 được 70 thanh niên
11. Kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Tổng kinh phí: 10.202.327.000 đồng , trong đó:
1. Vốn đầu  tư trực tiếp:  6.232.869.000 đồng;
- Ngân sách Trung ương:  1.618.000.000 đồng;
- Ngân sách địa phương: 4.614.869.000 đồng;
2. Vốn lồng ghép CT 135, CT 168: 647.038.000 đồng;
3. Vay tín dụng: 150.000.000 đồng;
3. Dân góp: 3.172.420.000 đồng.
2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí về NTM
Đến nay xã đạt 10/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới bao gồm :
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch.
- Tiêu chí số 3: Thủy lợi
- Tiêu chí số 4: Điện.
- Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông.
- Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm.
s- Tiêu chí số 14: Giáo dục và đào tạo.
- Tiêu chí số 15: Y tế
- Tiêu chí số 16: Văn hóa
- Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh
Còn 9 tiêu chí chưa đạt là: Giao thông – (2); Trường học – ( 5); Cơ sở vật chất văn hóa ( 6 ); Nhà ở dân cư –(9); Thu nhập – (10); Hộ nghèo – (11); Tổ chức sản xuất – (13); Môi trường và an toàn thực phẩm – (17); Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật – ( 18 ).
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Thuận lợi:
Người dân đã dần nhận thức được vai trò của mình trong công cuộc xây dựng nông thôn mới:
+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự tuyên truyền, vận động của các ban ngành đoàn thể xã người dân đã hưởng ứng và tích cực đóng góp công, tiền, hiến đất để triển khai thực hiện các công trình công cộng.
+ Tích cực tham gia vào việc xây dựng nông thôn mới tại gia đình, làng xóm: sửa chữa nhà ở, xây dựng tường rào, xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước; cải tạo, phát quang bụi rậm trong vườn và trước nhà, nuôi nhốt gia súc, nhiều hộ gia đình đã tự đào hố, thu gom rác thải để đốt; tích cực tăng gia sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình.
2. Những khó khăn, hạn chế:
- Việc tuyên truyền, vận động bước đầu đã mang lại một số hiệu quả tích cực, tuy nhiên nhận thức của người dân trên địa bàn xã còn hạn chế, chưa hiểu được ý nghĩa to lớn của Chương trình xây dựng nông thôn mới, còn ỉ lại, trông chờ vào sự đầu tư của nhà nước.
- Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ cao, địa bàn xã ít doanh nghiệp do đó việc huy động nguồn lực hỗ trợ từ doanh nghiệp và vận động đóng góp của nhân dân chưa hiệu quả.
PHẦN II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2018
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
Tiếp tục duy trì và giữ vững  10/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí mới bao gồm :
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch.
- Tiêu chí số 3: Thủy lợi
- Tiêu chí số 4: Điện.
- Tiêu chí số 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Tiêu chí số 8: Thông tin và truyền thông.
- Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm.
- Tiêu chí số 14: Giáo dục và đào tạo.
- Tiêu chí số 15: Y tế
- Tiêu chí số 16: Văn hóa
- Tiêu chí số 19: Quốc phòng và an ninh
Trong năm 2018 phấn đấu đạt 2 tiêu chí: tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư, số 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tiêu chí số 1 - Quy hoạch:
UBND xã tiếp tục hoàn thiện các thủ tục điều chỉnh cục bộ một số hạng mục trong khu quy hoạch trung tâm hành chính xã.
2. Tiêu chí số 2- Giao thông:
* Khối lượng thực hiện
 Tiến hành triển khai thực hiện làm 7.900 m đường giao thông nông thôn tại 8 làng: Kol (1000m) , Ghè (1450m), Phạm Ghè (1450m), Krôl (1000m), Breng (1000m), Wom (1000m), Blưng (1000m), Kồ (1000m).
Thực hiện 2km đường nội đồng đi xuống cánh đồng Đak Kơl (tới cầu Đak Kơl) và Cánh đồng Đak Kơl (tới thác Ier).
* Dự kiến tổng Kinh phí đầu tư: 8.079.000.000 đồng
+ Nguồn Chương trình 135: 1.200.000.000 đồng;
+ Nguồn NS tỉnh: 4.058.000.000 đồng;
+ Dân góp: 2.821.000.000 đồng
*  Giải pháp thực hiện: Tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên địa bàn xã; lồng ghép các chương trình, dự án như chương trình giao thông nông thôn, chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn,…phát huy nội lực của nhân dân, của doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn, vận động nhân dân hiến đất, cây cối, góp công, góp tiền, mở rộng mặt bằng thi công để chuẩn bị trước khi đầu tư xây dựng công trình. Phát huy tinh thần dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện cho nhân dân được bàn bạc, thảo luận, kiểm tra giám sát thi công công trình, đối với những tuyến đường không phức tạp về kỹ thuật thì xã lãnh đạo tổ chức nhân dân thực hiện. Bên cạnh đó huy động nhân dân đóng góp kinh phí, nhân công để làm đường giao thông nông thôn, đường làng ngõ xóm.
3. Tiêu chí số 3 - Thuỷ lợi:
* Khối lượng thực hiện: xây dựng đập thủy lợi tại cánh đồng Đak Mong.
* Dự kiến tổng kinh phí đầu tư: 1.500.000.000 đồng (nguồn NS tỉnh)
* Giải pháp thực hiện: Phát huy nội lực của nhân dân trên địa bàn, tuyên truyền, vận động nhân nạo vét kênh mương, gia cố những tuyến kênh mương thường xuyên bị sạt lở nhằm đảm bảo nguồn nước tưới trên địa bàn xã.
Kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 trên địa bàn xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ huy thực hiện.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai; phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai.
4. Tiêu chí số 4 - Điện:
Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thống lưới điện trên địa bàn xã; tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để nâng cấp hệ thống điện trên địa bàn xã.
5. Tiêu chí số 5 - Trường học:
Tận dụng mọi nguồn lực tiềm năng, sẵn có trên địa bàn xã. Bên cạnh đó các trường tự cân đối kinh phí để đầu tư, sửa chữa nhỏ cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học nhằm đảm bảo cho việc dạy và học.
6. Tiêu chí số 6 - Cơ sở vật chất văn hoá:
Xây dựng và hoàn thành quy chế quản lý, sử dụng nhà văn hóa ở các thôn, làng. Tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức, cá nhân trên toàn dịa bàn xã ủng hộ, đóng góp kinh phí để đầu tư mua sắm trang thiết bị, bàn ghế tại nhà văn hóa các thôn, làng.
7. Tiêu chí số 8 – Thông tin và truyền thông:
Tiếp tục vận động, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, phát triển mạng lưới internet có dây, không dây trên địa bàn xã; Bưu điện văn hóa xã xây dựng kế hoạch để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Bưu điện văn hóa xã.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống đài truyền thanh và hệ thống loa đến các thôn, làng để có biện pháp sữa chữa kịp thời khi có sự cố hư hỏng nhằm đảm bảo việc truyền tải các thông tin đến các thôn, làng;
Tập huấn nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính của cán bộ, công chức xã.
8. Tiêu chí số 9 - Nhà ở dân cư:
* Khối lượng dự kiến: nâng cấp, sữa chữa 188 nhà tạm, dột nát; xây dựng 10 nhà mới
* Kinh phí dự kiến đầu tư: 4.760.000.000 đồng (nguồn người dân đóng góp).
* Giải pháp thực hiện: tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước về nhà ở cho người nghèo, người có công Cách mạng, các chính sách an sinh xã hội, nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết,… Tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ để xây dựng nhà Đại đoàn kết, nhà đền ơn đáp nghĩa, mái ấm tình thương; vận động nhân dân sửa sang, chỉnh trang nhà cửa, xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã; phát huy vốn tín dụng theo Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, giúp nông dân vay vốn để sửa chữa, xây dựng nhà ở đạt chuẩn.
9. Tiêu chí số 10 – Thu nhập
* Nội dung: Phấn đấu năm 2018 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 21.000.000 đồng/người/năm.
* Giải pháp thực hiện: Đảng ủy, chính quyền xã xác định đầu tư cho sản xuất là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong đầu tư phát triển; quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình hay, cách làm có hiệu quả để bà con nông dân áp dụng vào sản xuất. Khai thác và phát huy tốt các tiềm năng lợi thế của địa phương trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể; tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động; hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa; phát triển các tổ hợp sản xuất, các loại hình hợp tác xã, các hình thức liên kết nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi; vận động nhân dân sử dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá vào sản xuất; cải tạo đàn gia súc, giống lúa, cà phê, tiêu, chủ động phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ các dịch vụ vật tư nông nghiệp cho nông dân; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tập huấn, đào tạo nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế, cải cách thủ tục hành chính để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nhất là nông nghiệp; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh các mặt hàng nông sản mở rộng sản xuất kinh doanh,  bao tiêu sản phẩm cho người dân; đặc biệt là khơi dậy nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư vào sản xuất.
10.Tiêu chí số 11 – Hộ nghèo
* Khối lượng: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,5% (giảm 6% so với năm 2017).
* Giải pháp thực hiện: Tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên, kết hợp lồng ghép các Chương trình mục tiêu để hỗ trợ cho hộ nghèo, hỗ trợ vốn vay, hướng dẫn sản xuất, vận động nhân dân tăng gia sản xuất, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.
11. Tiêu chí số 12 – Lao động có việc làm :
- Tỷ lệ người có việc làm trên dân số tròn độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 98 %.
12. Tiêu chí số 13 – Tổ chức sản xuất:
* Khối lượng: Phát triển sản xuất
- Hỗ trợ bò cái giống :  25 con
- Hỗ trợ giống lúa HT1:  5,6 tấn
- Hỗ trợ phân bón: 10,4 tấn
- Mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu: 4 lớp.
- Mở lớp tập huấn về phòng trừ sâu bênh hại trên cây cà phê : 2 lớp
- Vận động các hộ gia đình tham gia vào mô hình  phát triển kinh tế hợp tác xã : 2 đợt
* Kinh phí dự kiến: 562.000.000 trong đó :
+ Vốn Chương trình 135, 168 : 538.000.000 đồng ;
+ Vốn ngân sách địa phương : 24.000.000 đồng.
* Giải pháp:
Phối hợp với Hội nông dân, ban nhân dân các thôn, làng tuyên truyền cho nhân dân biết về vai trò, ý nghĩa của việc cải tạo chất lượng các vườn cà phê già cõi. Tạo điều kiện cho các hộ dân tiếp cận và vay được vốn để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp trên tăng cường mở các lớp tập huấn để chuyển giao tiến bộ khoa về trồng, chăm sóc và cải tạo chất lượng vườn cà phê, tiêu ; lập danh sách những hộ tái canh, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp trên để hỗ trợ giống cho việc tái canh cà phê, nâng cao năng suất chất lượng vườn cà phê.
Tổng hợp, lập danh sách đúng đối tượng các hộ được thụ hưởng các mặt hàng chính sách (phân bón, giống cây trồng, vật nuôi,..). Tranh thủ sự hỗ trở của cấp trên, tạo điều điện thuận lợi để các Công ty, doanh nghiệp có uy tín tổ chức lớp các lớp hội thảo, tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, tái canh cây cà phê; tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trồng trọt và chăn nuôi từ cấp trên hỗ trợ có hiệu quả, hướng dẫn nhân dân tổ chức sản xuất đạt chỉ tiêu, năng suất, chất lượng … Tổ chức sơ kết các chương trình, đánh giá hiệu quả, khả năng nhân rộng và rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện trong các năm tiếp theo.
Tuyên truyền và vận động các hộ gia đình tham gia vào mô hình phát triển kinh tế hợp tác xã.
13. Tiêu chí số 14- Giáo dục và đào tạo:
* Khối lượng:
- Giữ vững tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được học tiếp trung học (THPT, bổ túc, học nghề) đạt 80%.
- Trình độ lao động: Số lao động đã qua đào tạo đạt trên 20%; mở hai lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn : 60 người.
* Kinh phí dự kiến : 70.000.000 đồng (nguồn ngân sách  nhà nước).
* Giải pháp thực hiện:
Ban chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục tăng cường kiểm tra thực tế, mở các lớp phổ cập, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho trẻ em nghèo có hoàn cảnh khó khăn đến trường; phát huy tốt vai trò của hội khuyến học, hàng năm làm tốt công tác vận động học sinh bỏ học giữa chừng tiếp tục học.
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền vận động thanh niên, phụ nữ tham gia các lớp đào tạo nghề; chú trọng đào tạo nghề cho lực lượng lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số trẻ, tạo điều kiện để lao động sau khi đào tạo có việc làm. Nắm cho được số lao động được đào tạo song chưa có việc làm để giới thiệu đề xuất cho các tổ chức có nhu cầu tuyển dụng lao động.
14. Tiêu chí số 15 - Y tế:
Rà soát, thống kê lập danh sách đúng đối tượng (hộ nghèo, gia đình chính sách, người có công Cách mạng, đồng bào DTTS,…) được thụ hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đề nghị cấp trên cấp thẻ Bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Các ban ngành, đoàn thể xã phối hợp với Ban nhân dân các thôn, làng tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện tham gia các hình thức bảo hiểm.
Bổ sung các trang thiết bị còn thiếu , xây dựng vườn thuốc nam và đưa Tram y tế mới vào hoạt động có hiệu quả.
15. Tiêu chí số 16- Văn hóa:
* Khối lượng:
- Giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa của 11 thôn, làng và xem xét, đánh giá công nhận lại 2 thôn, làng văn hóa
- Số gia đình văn hóa được công nhận mới:  30 gia đình, nâng tổng số gia đình văn hóa trên địa bàn xã lên 1061/1.231 hộ gia đình.
* Giải pháp thực hiện:
Xây dựng hoàn thiện quy ước, hương ước các thôn làng về nếp sống văn hoá khu dân cư; lành mạnh hoá việc cưới, việc tang, chống mê tín dị đoan và tệ nạn xã hội. Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao, đảm bảo phục vụ đáp ứng nhu cầu vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Vận động nhân dân Thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh môi trường, chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, thực hiện đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp,…
16. Tiêu chí số 17- Môi trường và an toàn thực phẩm:
* Khối lượng:
Cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt tỷ lệ 100%
 Sửa chữa, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh: 38 công trình, tăng tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước hợp vệ sinh là 40% (tăng 3,12% so với năm 2017)
Sữa chữa, nâng cấp chuồng trai chăn nuôi của 297 hộ, nâng tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường là 60%.
Có 100% hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, làm cam kết bảo vệ môi trường.
* Kinh phí: 300.000.000 đồng (nguồn vốn do nhân dân tự đầu tư để sửa chữa, xây mới phục vụ sinh hoạt gia đinh).
*Giải pháp thực hiện:
Vận động nhân dân đào giếng, làm nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, rào vườn và cải tạo vườn tạp; cộng đồng dân cư ủng hộ và giúp đỡ những hộ khó khăn.
Vận động nhân dân đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số mai táng người chết phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại
Thực hiện các cơ chế chính sách về xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường, thu gom rác thải,…. Các đoàn thể của xã lập kế hoạch tuyên truyền, vận động các thôn, làng thành lập tổ dọn vệ sinh, thu gom rác và huy động nhân dân nạo vét mương, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, tổ chức trồng cây xanh dọc các tuyến đường, trường học, nơi công cộng,…để tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp.
Hướng dânx các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã làm thủ tục đang ký giấy phép kinh doanh và làm bản cam kết vệ sinh môi trường.
17. Tiêu chí số 18 – Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật
* Nội dung :
Trong năm 2018 phấn đấu đạt các nội dung, cụ thể :
Có 100% cán bộ, công chức xã đạt chuẩn;
Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “ trong sạch, vững mạnh”;
Tổ chức chính trị- xã hội của xã đạt loại khá giỏi trở lên;
Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định;
Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ hỗ trợ những người bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.
* Giải pháp thực hiện:
Thường xuyên cử cán bộ, công chức xã tham gia học tập chuyên môn, nghiệp vụ do các ban ngành của huyện, tỉnh tổ chức. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công chức, đảng viên; thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính và cơ chế hành chính 1 cửa, quán triệt và tổ chức bộ máy làm việc hiệu quả, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp tục củng cố tổ chức, bộ máy của xã; tập trung xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền trên tất cả các lĩnh vực; có chương trình, kế hoạch đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác vận động quần chúng có uy tín, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới. Trong công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh việc thực hiện “làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
18. Tiêu chí số 19 – Quốc phòng và an ninh :
* Nội dung:
Xây dựng lực lượng dân quân « vững mạnh, rộng khắp » và hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng.
An toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội ( ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với năm 2017
* Giải pháp thực hiện:
- Tổ chức thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng, thương xuyên tổ chức lớp tập huấn , bồi dưỡng cho lực lượng dân quân trên địa bàn xã và cử người tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.
- Duy trì và nâng cao chấp lượng giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn xã.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, hiệu lực điều hành của UBND và vai trò của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội. Hàng năm Đảng ủy xã ra Nghị quyết, UBND xã xây dựng kế hoạch, mặt trận và các đoàn thể quần chúng phối hợp vận động thực hiện hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự.
- Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc; tăng cường củng cố lực lượng dân quân, tự vệ và công an viên vững mạnh. Tiếp tục xây dựng tốt phong trào quần chúng và “ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật (nhất là đối với thanh, thiếu niên) đồng thời làm tốt công tác đấu tranh phòng, ngăn chặn và trấn áp tội phạm.
III. Dự kiến nguồn lực huy động năm 2018 :
* Tổng cộng vốn ĐT:
15.271.000.000 đồng
- Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã):
5.652.000.000 đồng
- Vốn lồng ghép (CT 135, 168):
1.738.000.000 đồng
- Dân góp:
7.881.000.000 đồng

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai