LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 1
Tháng hiện tại: 3
Năm hiện tại: 88
Tổng lượt truy cập: 234
Số người on-line: 1

Một số giải pháp nâng cao năng lực của bộ máy thúc đẩy bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng bài: 23/11/2021
Bùi Minh Phúc
Khoa Nhà nước và Pháp luật
Giải pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được sứ mệnh thể chế của các bộ, ngành khác nhau và sự phối hợp cùa các Cơ quan thực hiện công tác về bình đẳng giới cần được rà soát lại để giảm thiểu tình trạng phân tán cũng như chồng chéo, nhằm tiếp tục củng cố cấu trúc thể ché cho bình đẳng giới ở Việt Nam, với các giải pháp như sau:

Một là, Đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền nhất là phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, địa phương trong thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; bố trí, phân công công tác đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đúng quy định về bình đẳng giới. Cần phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu khi các chỉ tiêu về bình đẳng giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương không đạt được.
Hai là, Tiếp tục kiện toàn bộ máy thúc đẩy Bình đẳng giới, có thể đổi tên “Ủy ban quốc gia về sự tiến bộ phụ nữ”  thành “Ủy ban quốc gia về bình đẳng giới”. Đồng thời, có thể giao nhiệm vụ tổng hợp các vấn đề về BĐG cho Văn phòng chính phủ thay vì để một bộ nào đó, để tránh sự chồng chéo vì Bộ LĐTBXH không thể bao quát hết phạm vi của BĐG.
Ba là, ban hành cơ chế phối hợp và giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị trong việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện bình đẳng giới.
Bốn là, nâng cao chất lượng các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của Trung ương về bình đẳng giới của các bộ, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương.
Năm là, bố trí kinh phí và các nguồn lực cụ thể đi kèm các văn bản chỉ đạo, văn bản cụ thể hóa các chính sách, luật pháp của Trung ương về bình đẳng giới nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách bỉnh đẳng giới đã ban hành.
Sáu là, Nâng cao năng lực nghiên cứu, soạn thảo, tổ chức thực thi và giám sát chính sách về các vấn đề liên quan đến BĐG trong LĐ, QL cho các cấp hội phụ nữ. Quan tâm hơn nữa công tác đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ nữ cán bộ tiềm năng và cán bộ làm tham mưu công tác bình đẳng giới.
Bảy là, Nâng cao năng lực tham mưu chính sách cho cán bộ Hội LHPN các cấp, nhất là cấp tỉnh và cấp huyện.
Tám là, Thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan thúc đẩy bình đẵng giới.
Chín là, Tăng cường vai trò, vị thế của các tổ chức xã hội trong thực thi chính sách bình đẳng giới, đặc biệt là công tác tuyên truyền, tham gia hoạch định, điều chỉnh và giám sát chính sách.
Các giải pháp hoàn thiện thể chế
Cần hoàn thiện hệ thống các chính sách của nhà nước một cách mạnh mẽ, đồng bộ, thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm rút ngắn và dần xóa bỏ khoảng cách giới. Trong đó cần chú trọng đặc biệt đến các chính sách: chính sách giáo dục, đào tạo, chính sách lao động, chính sách xã hội và chính sách cán bộ.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đảm bảo sự tương đồng giữa các quy định của Luật Bình đẳng giới và các quy định của ngành Luật khác. Quan tâm xây dựng một số chính sách riêng đối với công chức, viên chức, người lao động nữ và tăng cường thực hiện các chế độ, chính sách cho lao động nữ tạo điều kiện cho chị em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới tại địa phương
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến toàn thể nhân dân, nhằm tạo ra sự chuyển biến nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới; chống các tư tưởng coi thường phụ nữ, thái độ phân biệt đối xử, hành động xúc phạm, xâm hại đến phụ nữ.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ tỉnh, của các địa phương, đơn vị, phấn đấu cán bộ nữ tham gia các chức danh lãnh đạo đạt tỷ lệ đặt ra trong Nghị quyết 11 - NQ/TW; bố trí tăng thêm số lượng lãnh đạo ở một số sở, ngành, cơ quan đơn vị để tăng cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ; quan tâm phát triển đảng viên nữ để tạo nguồn cán bộ lâu dài.
Xây dựng, bổ sung ban hành các quy định khuyến khích đào tạo lên các bậc sau đại học, nâng tỷ lệ học hàm học vị trong cán bộ nữ; có chính sách ưu đãi đối với cán bộ nữ có trình độ chuyên môn cao; bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ nữ, trong đó quan tâm tới nữ thanh niên, nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng sâu, vừng xa, khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Quan tâm hơn nữa công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Hỗ trợ thêm chi phí hoạt động, nhất là cấp cơ sở.
Nghiên cứu xây dựng một số chính sách riêng đối với công chức, viên chức, lao động nữ và tăng cường thực hiện các chế độ, chính sách cho người lao động nữ. Tạo điều kiện cho chị em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, người lao động nữ.
Tăng cường tập huấn nghiệp vụ về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ để nhằm nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới từ TP đến cơ sở, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân. Cung cấp bộ tài liệu, đa dạng hóa các hình thức và sản phẩm truyền thông để các sở, ban, ngành tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền thực hiện công tác bình đẳng giới tại đơn vị. Nâng cao sự phối hợp trong việc tuyên truyền và thực hiện các nhiệm vụ vì sự tiến bộ phụ nữ của các cơ quan chức năng đê nâng cao vị thế của phụ nữ./.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai