LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 8
Năm hiện tại: 15
Tổng lượt truy cập: 187
Số người on-line: 1

Nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo để tạo được ảnh hưởng tích cực với người khác.

Ngày đăng bài: 20/03/2021
Lê Huỳnh Lai
Khoa Nhà nước và Pháp luật
 
Người lãnh đạo luôn chiếm vị trí quan trọng trong thực tiễn hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cộng đồng xã hội nào. Các nghiên cứu đầu tiên về lãnh đạo cũng tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích các phẩm chất, năng lực đặc biệt của những người lãnh đạo kiệt xuất từ trong lịch sử đến hiện đại, từ lĩnh vực chính trị sang tôn giáo hay kinh doanh vẫn không thể bỏ qua vai trò chủ động tích cực của nhà lãnh đạo.

Để tạo được ảnh hưởng tích cực với người khác, người lãnh đạo được mong đợi thực hiện nhiều vai trò, trong đó có 5 vai trò nổi bật: người thủ lĩnh; người khai tâm; người truyền cảm hứng; người điều hòa; người bạn, người kèm cặp.
Người lãnh đạo được nhìn nhận đầu tiên như thủ lĩnh của tập thể, cộng đồng.
Trước hết, vị thế thủ lĩnh được ngưòi khác thừa nhận thông qua những tố chất vượt ừộỉ của cá nhân lãnh đạo như: tính quyết đoán, khả năng thuyết phục, dẫn dắt, nhiều ý tưởng, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Thứ hai, vai trò thủ lĩnh được thừa nhận thông qua hành động cụ thể của người lãnh đạo như cỏ tầm nhìn mang tính dẫn dắt cùng với việc xác định được phương hướng hành động cho tổ chức, cộng sự để hiện thực hóa tầm nhìn. Trong quá trình đó, những tổ chất nêu ừên được thế hiện thông qua các hành động cụ thể như có quyết định kịp thời, dành thời gian, tâm huyết, thuyết phục, huy động được nguồn lực trong và ngoài.
Thứ ba, thủ lĩnh phải là người có ý chí quyết tâm, dám đương đầu vối thử thách. Sự sáng suốt, quyết liệt, sự kiên định của người lãnh đạo là sự động vỉên, cộng đồng, tập thể tin tưởng đi theo, làm theo. Người lãnh đạo không dám thể hiện bản lĩnh tiên phong và khả năng thuyết phục trong những hoàn cảnh khó khăn thì không thể tạo được ảnh hưởng tích cực lên người khác.
Thứ tu, thủ lĩnh biết sử dụng các công cụ quyền ỉực một cách thông minh, vói sự chú trọng nhiều hơn đến công cụ quyền lực mềm như: sự hiểu biết, trí thức, sự gương mẫu của bản thân, nhất quán giữa nói và làm, ủng xử khoan dung độ lượng, khen - thưởng nghiêm minh.
Người  khai tâm
Lãnh đạo hướng tới sự thay đổi, và sự thay đổi bao giờ cũng bao hàm các yếu tố mới từ ý tưởng tầm nhìn đến phương thức thực hiện, từ xác định phương hướng hành động đến phát hiện khả năng, sở trường, sở đoản của cộng sự để giao trách nhiệm. Mức độ lan tỏa và chấp nhận cải mới không đồng đều giữa lãnh đạo với những người xung quanh. Do đỏ, người lãnh đạo cần thể hiện vai trò truyền bá cái mới, khai tâm cho những người đi theo.
Người lãnh đạo còn là hạt nhân hưóng người khác đến với những tri thức mói, luôn biết cách giúp những người xung quanh hưóng tói những giá trị mái, thuyết phục mọi người bằng cơ sở thực tiễn, khoa học, bằng những hiệu quả thực tế. Tựu chung lại, ngưòi lãnh đạo phải là người có khả năng tập hợp động viên, thúc đẩy cộng đồng hướng tới những cái mới, những cái cao thuợng và tốt đẹp hơn.
  • Người lãnh đạo là người khai tâm theo nghĩa hướng mọi ngưòi đỉ theo lẽ phải, theo con đường đúng đắn, hợp ỉý. Muốn thế, người lãnh đạo phải là người có khả năng đề ra mục tiêu, lôi kéo, thuyết phục người khác chấp nhận và cam kết cùng thực hiện thành công mục tiêu.
  • Lãnh đạo phải là người khai tâm, là người dẫn dắt về trí tuệ, là người chủ xướng đề xuất các ý tưởng. Người khai tâm cũng cỏ nghĩa là người thầy đối với mọi người. Người thầy không có nghĩa là cái gì cũng hiểu, cũng có đầy đủ tri thức cần thiết để đi dạy người khác. Người lãnh đạo ừở thành người thầy một phần ở sự hiểu biết rộng, hệ thống trí thức phong phú, một phần ở cách tiếp cận vấn đề, cách tổng hợp, lắng nghe, tiếp nhận, chọn lọc tri thức có lợi cho hiệu quả công việc. Vì vậy, đức tính khiêm tốn, tác phong cầu thị luôn là phương châm làm việc của người lãnh đạo.
Mặt khác, thực tiễn cuộc sổng cho thấy, ý tưởng cố thể xuất hiện từ bất kỳ một cá nhân nào trong tồ chức. Trong một môi trường thuận lợi, cởi mở và có sự ủng hộ của lãnh đạo, ý tưởng của một cá nhân có thể được vun đắp để trở thành sáng kiến nhất định. Từ góc độ của cá nhân, nếu như không có vị trí chỉnh thức trong tổ chức, thì việc thuyết phục và truyền bá cái mói sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong những trường hợp này, người lãnh đạo thể hiện vai ừò ủng hộ bằng cách lựa chọn các ý tưởng mới, tạo bầu không khí cởi mở với các sáng kiến và tạo cơ chế cho các ý tưởng mới có thể được chuyển hóa thành các sáng kiến. Sự khai tâm, trong trường hợp này, liên quan trực tiếp đến việc cá nhân có sự tin cậy, niềm tin vào khả năng hình thành ỷ tưởng và phát huy sáng kiến của bản thân họ.
Người truyền cảm hứng
Vai trò người truyền cảm hứng thể hiện ở khả năng tạo được niềm hứng khởi, sự tin tưởng của cộng sự, của ngườỉ dân đối vái những vấn đề người lãnh đạo nổi và làm. Xây dựng và giữ được niềm tin của một tập thể, cộng đồng là cả một quá trình: lâu dài, khó khăn, đòi hỏi cả năng lựe thuyết phục trực tiếp bằng lời nói cũng như sự nhất quẩn giữa lời nói vói việc làm và ứng xử của lãnh đạo với mọi người.
Người lãnh đạo truyền cảm hứng bằng khả năng diễn đạt, bao gồm cả diễn thuyết cũng như câu chuyện hàng ngày, sự bày tỏ cảm xúc trong các trường hợp khác nhau và bằng chính hình ảnh tấm gương của bản thân mình.
  • Thái độ sống tích cực, đam mê và nhiệt tình: Sự đam mê và tin tưởng của người lãnh đạo là yếu tố đầu tiên truyền cảm hứng cho những người khác. Không thể truyền cảm hứng cho người khác nếu bản thân người lãnh đạo chưa tin tưởng vào điều mình nói, chưa thể hiện sự đam mê với ý nghĩa của tầm nhìn hay công việc.
  • Khả năng diễn thuyết và kể chuyện: ngôn ngữ là công cụ mạnh nhất để bày tỏ bản thân và kết ũốỉ với người khác. Do đó, khả năng diễn thuyết của người lãnh đạo là phương thúc quan trọng đế truyền cảm hứng. Diễn thuyết có thể tìm thấy ở các bài phát biểu quan trọng cũng như trong các câu chuyện hàng ngày giữa lãnh đạo với cộng sự. Các nghiên cứu tâm ỉỷ và truyền thông đã khẳng định, người nghe, người đối thoại có thể được thuyết phục dựa trên sự sắc sảo, lôgíc mạch ỉạc và dln chủng khoa học, đồng thời dựa trên sự chia sẻ, liên kết của nội dung bài phát biểu hay câu chuyện với chính cảm nhận, mong muốn, trải nghiệm của họ trong bối cảnh nhất định.
  • Xây dựng hìnhảnh lãnh đạo: Người lãnh đạo thường xuyên xuất hiện trước người khác, trong các bối cảnh và tình huống khác nhau, cũng như trên các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Tương thích với các tâm trạng xẵ hội khác nhau, mà những hình ảnh đó đem lại những nhận định, đánh giá và cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực củạ cộng sự. Do đó, việc xây dựng hình ảnh của người lãnh đạo trở thành một phương thức không thể thiếu trong truyền cảm hứng. Hình ảnh không chỉ thể hiện hình thức, vẻbề ngoài nhu phong thái, diện mạo, dáng vẻ, mà còn thể hiện, biểu đạt các yếu tố nội tâm, ý chí quyét tâm, tư tưởng và cả thần thái của người lãnh đạo. Các yếu tố sau đều góp phần xây dựng hình ảnh lãnh đạo như dáng đi, dáng đứng, cách nhìn, cách nói, trang phục, phong cách ăn mặc và thái độ khỉ giao tiếp vói người khác.
Người điều hòa
Vai trò người điều hỏa trở nên hết sức quan trọng khỉ người lãnh đạo mong muốn mọi người củng hành động vì mục tiêu chung. Sự cùng hành động đó chỉ có thể diễn ra hiệu quả khi người lãnh đạo quản trị và xử lý được các mối quan hệ liên quan đến tổ chức.
  • Quan hệ công việc và lợi ích giữa các thành viên trong tổ chức luồn là mối quan tâm hàng đầu của người lãnh đạo. Giải quyết thỏa đáng, đủng đắn các mối quan hệ này là cơ sở để giữ bầu không khí ổn định và tạo động cơ hành động cho cảc thành viên trong tổ chức. Trong những giai đoạn thay đổi lớn, khi trạng thái ổn định của các mối quan hệ công việc và lợi ích biển đậi thì vai trò điều hòa của người lãnh đạo càng trở nên cần thiết.
  • Quan hệ giữa bản thân tổ chức, cộng đồng vói tư cách là một thành tố trong hệ thống với các thành tố khác. Trong một môi trường nhiều thay đổi và các mối quan hệ giữa các thành tố ngày càng phức tạp hơn, thì sự thành cồng, phát triển của tổ chức cộng đồng chịu tác động mạnh mẽ từ các yếu tố bên ngoài. Thông qua các hoạt động kết nối mạng lưới, tạo lập liên minh, xử lý các khủng hoảng thông tín... người lãnh đạo đảm nhận trọng trách hết sức quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tổ chức, cộng đồng mình đang dẫn dắt.
Người bạn, người kèm cặp
Người lãnh đạo là người biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, trở thành người bạn đồng hành, người hướng dẫn đốỉ với mọi người.
Muốn thế, người lãnh đạo phải ỉà ngưòi công bằng, độ lượng, nhân vãn với cấp dưói; biết đồng cam cộng khổ với mọi ngườỉ; biết ủng hộ, nâng đỡ, động viên những người xung quanh; biết dẫn dắt mọi ngưòi cừng phẩn đấu tới mục tiêu chung.
Bên cạnh tư cách thủ lĩnh dẫn dắt, người lãnh đạo còn cần phải biết đặt mình ngang hàng, đặt mình trong cùng hoàn cảnh với những người khác để có được sự chia sẻ và thấu hiểu. Từ đó, đưa ra được sự tư vấn, giúp đỡ chân thành cho mọi người cùng hành động vì mục tiêu đúng đắn. Tất cả những điều trên phải được thể hiện một cách tâm huyết từ chính tấm lòng, nhận thức và nhân cách của người lãnh đạo.
Người lãnh đạo tạo mọỉ điều kiện để thế hệ kể cận được rèn luyện trong môi trường thử thách qua đó làm bộc lộ và tôi luyện tố chất lãnh đạo trong chỉnh hợ. Lựa chọn, bồi dưỡng được thế hệ lãnh đạo kế cận là một trong những di sản lớn nhất của các nhà lãnh đạo thành công.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai