CHỦ ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN NGUY CƠ XÂM NHIỄM BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU, BÒ

10/09/2020
        Bệnh Viêm da nổi cục là dịch bệnh địa phương tại hầu hết các nước Châu Phi. Từ năm 2012, bệnh đã lây lan nhanh sang khu vực Trung Đông, Đông và Nam Âu, Ban Căng, khu vực biên giới Á-Ầu, Nga và Kazzakhstan, từ năm 2013 đến nay, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (do vi rút) đã xảy ra tại một số nước trong khu vực Châu Á, đặc biệt thời gian gần đây, dịch bệnh có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc, trong đó có các ổ dịch xảy ra tại các địa phương gần với biên giới Việt Nam (cách khoảng 200 km).
        Bệnh Viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSĐ) là bệnh truyền nhiễm do vi rút thuộc họ Poxviridac gây ra trên trâu, bò. Vi rút này không gây bệnh trên người; đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thế lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp, thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4-14 ngày

Sơ đồ minh họa đường truyền lây của virus gây bệnh Viêm da nổi cục
        Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoáng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5% với các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt cao (có thể trên 41°C), bỏ ăn, giảm tiết sữa, da và niêm mạc nổi những nốt sần có đường kính khoảng 2-5 cm, đặc biệt ở vùng da, cổ, đầu, bầu vú, cơ quan sinh dục và vùng đáy chậu.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống nguy cơ xâm nhiễm của bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

        -Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện: Phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin huyện, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân và người dân trên địa bàn hiểu rõ tính chất nguy hiểm, đường lây truyền, triệu chứng lâm sàng của bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò; các biện pháp phòng, chống Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò.
        -Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện: Phổ biến, hướng dẫn cho UBND các xã, thị trấn, cơ sở chăn nuôi tập trung tăng cường theo dõi đàn vật nuôi, cách nhận biết trâu, bò nhiễm bệnh Viêm da nổi cục và cách phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ đối với các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào huyện (thực hiện tốt các quy trình kiểm dịch vận chuyển, vệ sinh và phun thuốc sát trùng các phương tiện vận chuyển, người tham gia vận chuyến), kịp thời phát hiện, xứ lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chủ động phối hợp với UBND các xã, thị trấn theo dõi, giám sát và ứng phó bệnh Viêm da nổi cục (nếu phát hiện có sự xuất hiện); tổ chức lấy mẫu gửi đến các phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh; tiêu hủy ngay trâu, bò bị mắc bệnh Viêm da nổi cục theo quy định tại Luật Thú y.
        - Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Giám sát chặt chẽ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn đến thôn, làng, tổ dân phố và đến hộ chăn nuôi; kiểm soát vận chuyển, mua bán, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò (sản phẩm trâu, bò) trên địa bàn; kịp thời phát hiện trâu, bò có biểu hiện bệnh Viêm da nổi cục; Tăng cuờng thông tin, tuyên truyền đến người chăn nuôi hiểu rõ về sự nguy hiểm của bệnh Viêm da nổi cục để thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát nguy cơ bệnh xâm nhiễm vào địa bàn huyện; tuyệt đối không nhập trâu, bò (sản phẩm trâu, bò) không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch vào địa bàn; hướng dẫn người chăn nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn bò và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh như: Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khứ trùng khu vực chăn nuôi, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ theo quy trình nuôi và tiêm phòng bệnh Viêm da nổi cục cho trâu, bò khi có khuyến cáo của Chi Cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh.

548.jpg
Một số hình ảnh về dấu hiệu bệnh Viêm da nổi cục
 
Tổng hợp: Nguyễn Nở

CÁC TIN KHÁC

     4      ...