CHUYÊN MỤC









THĂM DÒ Ý KIẾN

Thăm dò về thủ tục hành chính của huyện Bạn đánh giá như thế nào về thủ tục hành chính của huyện?
 
 
 

Trường THCS Võ Thị Sáu quyết tâm vì sự nghiệp “trồng người”

Ngày đăng bài: 08/06/2023
     Đứng chân tại thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Trường THCS Võ Thị Sáu được thành lập vào năm 1996 trên cơ sở tách ra từ Trường cấp 2,3 huyện Mang Yang cũ. Phát huy thành quả chặng đường gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ thầy cô giáo của Trường hiện nay tiếp tục đoàn kết thi đua thực hiện các nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo, thiết thực góp phần vào sự nghiệp “trồng người”.
 
       Cô Phan Thị Thùy Trang -  Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: “Trường THCS Võ Thị Sáu hiện có 65 cán bộ, viên chức và nhân viên, trong đó có 58 giáo viên, tỷ lệ giáo viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm hơn 93,1%. Năm học 2022-2023, toàn trường có 38 lớp với 1.655 học sinh. Những năm qua, Nhà trường đã đẩy mạnh việc đổi mới công tác dạy học, kiểm tra đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, cũng như trong công tác chuyên môn và các hoạt động của Nhà trường. Các tổ chuyên môn đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường”.


Cô giáo Lê Thị Kim Tuyền trong tiết dạy môn văn cho học sinh khối
lớp 7 Trường THCS Võ Thị Sáu
 
        Điển hình như tổ Anh văn của Nhà trường đã xây dựng các giải pháp để  phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ, từng bước nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh về tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, cũng như nhu cầu việc sử dụng Tiếng Anh trong hiện tại và tương lai.

       Cũng theo Hiệu trưởng Nhà trường: Tổ đã mạnh dạn đề xuất lãnh đạo trường tạo điều kiện để triển khai trang trí phòng học bộ môn, các lớp học sinh động, thiết thực nhằm khích lệ học sinh yêu thích môn Tiếng Anh và đưa tiếng Anh vào các hoạt động hàng ngày tại trường học, xây dựng các hoạt động sử dụng tiếng Anh trong nhà trường theo từng khối lớp và toàn trường. Đồng thời, thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức các hoạt động theo chủ đề gần gũi với cuộc sống, phù hợp với năng lực của học sinh và nội dung chương trình môn học. Tổ cũng đã phối hợp với các trường cùng cấp học trên địa bàn tổ chức giao lưu sinh hoạt ngoại khóa tiếng Anh nhằm mở rộng môi trường học và sử dụng tiếng Anh cho học sinh, giáo viên.  Tổ còn mời các giáo viên người bản ngữ của các trung tâm ngoại ngữ hỗ trợ tổ chức giao lưu ngoại khóa tiếng Anh, dạy học tiếng Anh giao tiếp với người bản ngữ, hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe và nói, kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.

       Đội ngũ giáo viên của trường đã tích cực hưởng ứng thực hiện phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”. Điển hình như nhóm giáo viên do thầy Nguyễn Văn Duy Khương và cô Trương Thị Thanh Thủy đã đầu tư nghiên cứu, đồng chủ biên đề tài khoa học sư phạm ứng dụng “Lồng ghép Văn học, Âm nhạc trong dạy  Lịch sử Việt Nam - giai đoạn 1919 -1954, nhằm gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 9”.  Kết quả nghiên cứu được Hội đồng khoa học cấp huyện đánh giá có phạm vi ảnh hưởng rộng, dễ sử dụng và có thể áp dụng đại trà trong các trường của huyện, nâng cao chất lượng dạy bộ môn lịch sử. Thầy Khương chia sẻ: “Trăn trở lớn nhất của chúng tôi là làm sao để tìm ra những phương pháp giảng dạy mới, sáng tạo và phù hợp,  giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả và nhớ lâu, không bị tâm lý khô khan, nhàm chán dẫn đến sự lười biếng khi học môn sử”.

       Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cô Cao Thị Ngọc Phi - giáo viên dạy môn Vật lý và Công nghệ đã có sáng kiến về giải pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả, được xếp loại A và phổ biến, nhân rộng. Theo cô, ngay từ đầu năm học, giáo viên  chủ nhiệm phải tìm hiểu nắm đặc điểm tình hình của lớp, về đạo đức và học tập và hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh. Đồng thời, thường xuyên chú trọng giáo dục rèn kỹ năng sống, giúp các em học tập tốt hơn, có điều kiện để phát triển toàn diện - “Trước hết giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi của học sinh lớp mình chủ nhiệm, vì đời sống nội tâm của học sinh ở lứa tuổi này còn nhiều mặt dễ biến đổi do các quá trình tâm lý chưa ổn định và sự tác động rất lớn của xã hội, hoàn cảnh sống. Nếu giáo viên chủ nhiệm không quan tâm, thiếu tế nhị một chút thì khó mà có thể gần gũi, giúp đỡ các em. Giáo viên phải luôn nhìn các em bằng ánh mắt  thân thiện, phải thật sự yêu thương, lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ để cảm hóa học sinh cá biệt…” - Cô Phi vui vẻ chia sẻ kinh nghiệm.

      Với sự nỗ lực trên, chất lượng giáo dục của Nhà trường không ngừng nâng lên. Trường luôn có nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp huyện và tỉnh. Hàng năm Trường luôn dẫn đầu về số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp của huyện. 3 năm học gần đây, Trường có hơn 60 học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.  Riêng năm học 2022-2023, học sinh lớp 9 đã tham gia dự thi học sinh giỏi cấp huyện và đạt 11 giải, tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 5 giải. Hàng năm, tỷ lệ học sinh của trường được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%, đồng thời Trường thường xuyên có học sinh thi đậu vào các lớp chuyên của Trường THPT chuyên Hùng Vương...

       Mặt khác, học sinh của Trường cũng tham gia và dành được nhiều thành tích trong các hoạt động ngoại khoá và các hội thi do ngành, huyện tổ chức, tiêu biểu như liên tục nhiều năm đạt giải nhất cấp huyện trong hội thi “Em kể chuyện Bác Hồ kính yêu”, hội thi Tuyên truyền giới và bình đẳng giới, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Riêng cuộc thi “Cộng tác viên tuyên truyền giới thiệu sách” và  thi “Đại sứ văn hóa đọc” do tỉnh tổ chức, học sinh của trường đạt nhiều giải thưởng, trong đó có hai tác phẩm được chọn tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc cấp quốc gia... Gần đây, hơn 500 em học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu đại diện cho huyện Đak Đoa tham gia tiết mục đồng diễn tại lễ khai mạc Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh, qua đó tập thể trường và 3 cán bộ, giáo viên đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
 
      Ông Phạm Ngọc Hai - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Trường THCS Võ Thị Sáu xứng đáng là lá cờ đầu của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đak Đoa. Trường đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia từ năm học 2009-2010, đạt chất lượng giáo dục cấp độ III từ năm học 2010-2011 và nhiều danh hiệu cao quý khác. Trường cũng là đơn vị luôn dẫn đầu về số lượng và chất lượng học sinh giỏi các cấp của huyện. Nhiều thầy cô đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và huyện, chiến sỹ thi đua các cấp… 3 năm học gần đây, Trường có gần 180 lượt giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường và 37 lượt giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 8 giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, 14 giáo viên  dạy giỏi cấp tỉnh. Nhiều giải pháp thiết thực của cán bộ, giáo viên Trường THCS Võ Thị Sáu đã được nhân rộng hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của huyện nhà”.
                                                                                       Bài và ảnh: THANH NHẬT

THÔNG BÁO

TIỀM NĂNG & PHÁT TRIỂN

TRACUU11.png
DNCongCP.png

xloicd.jpg
duongdaynong-(3).png

TIN ẢNH

PHÓNG SỰ CHUYÊN ĐỀ

THÔNG TIN CẦN BIẾT

LIÊN KẾT WEBSITE

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

Văn phòng 
Điện thoại:  (0269)3831178           
Địa chỉ gửi tin về Ban biên tập: vhtt.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 16
Tháng hiện tại: 23
Năm hiện tại: 82
Tổng lượt truy cập: 82
Số người on-line: 1

Other

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai