QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022.

13/09/2021
        Ngày 01/9/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022.

        Theo đó. Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, quy định:
         Về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
        - Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; ưu tiên phân bổ kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đặc biệt khó khăn, khó khăn, biên giới, hải đảo.
        - Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, Kế hoạch Tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2021-2024, Kế hoạch Tài chính quốc gia 05 năm giai đoạn 2021-2015. Ưu tiên nguồn lực đẻ thực hiện cải cách tiền lương Theo Nghị quyết số 27-NQ-TW ngày 21/5/2018 của BCHTW và Nghị quyết của Quốc hội. Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giảm biên chế, thực hiện cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng Bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
        - Thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn đảm bảo chính sách hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
         - Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách của Nhà nước.
        - Tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch; từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế.
        - Đưa tối đa các khoản chi tiêu thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các Bộ, cơ quan trung ương với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, các đoàn đi công tác nước ngoài; ưu tiên mức phân bổ kinh phí cho khối cơ quan tư pháp, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ.
        - Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên đối với các đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải tuân thủ thêm một số nguyên tắc sau:
        * Tiêu chí dân số là tiêu chí chính chia theo bốn vùng; kết hợp với các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế và đặc thù địa phương. Trong đó nguyên tắc phân vùng dân số, cụ thể như sau:
        - Vùng đặc biệt khó khăn, gồm:
        + Toàn bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn thuộc khu vực I, II) và dân số ở xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
        + Toàn  bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, đơn vị thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
        + Toàn bộ dân số ở các xã, phường, thị trấn đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền;
         - Vùng khó khăn gồm: Dân số ở các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn (không kể dân số ở các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II, III) và dân số ở các xã thuộc vùng hải đảo (không kể dân số ở các xã hải đảo; phường, thị trấn thuộc vùng hải đảo) theo quy định của cấp có thẩm quyền;
        - Vùng đô thị: Bao gồm dân số ở các xã, phường, thị trấn còn lại (không kể dân số ở các phường, thị trấn thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn);
        - Vùng khác còn lại: Bao gồm dân sô ở các phường, thị trấn còn lại.
        * Định mức phân bổ ngân sách được xây dựng cho các lĩnh vực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo chế độ và mức tiền lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, hoạt động cua cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và kinh phí thực hiện các chế độ chính sách được Nhà nước ban hành, có hiệu lực đến thời điềm UBTVQH ban hành Nghị quyết này (Chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và kinh phí thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác nuôi trồng hải sản và các dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa).
        Từ năm ngân sách năm 2022, việc ban hành và thực hiện chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 9, của Luật Ngân sách nhà nước; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương sau khi sử dụng các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương mà chưa cân đối đủ nguồn lực để thực hiện. Trường hợp địa phương bị ảnh hưởng bỡi thiên tai, dịch bệnh hoặc sự cố nghiêm trọng, địa phương phải chủ động sử dụng dự toán ngân sách địa phương, bao gồm cả dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp theo quy định để khắc phục; trường hợp vượt quá khả năng cân đối ngân sách của địa phương, ngân sách cùa trung ương sẽ hỗ trợ ngân sách cho địa phương;
        Trường hợp dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản vốn trong nước (không bao gồm chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) và dự chi thường xuyên ngân sách địa phương theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức năm 2022 thấp hơn dự toán ngân sách năm 2021 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao trong phạm vi quy định tại điểm b, khoản 7, sẽ được hỗ trợ để không thấp hơn. Đối với số hỗ trợ cân đối chi ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động bố trí cơ cấu chi ngân sách địa phương năm 2022 theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung nguồn lực tăng chi đầu tư phát triển.
        Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15, còn quy định Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho Bộ, cơ quan trung ương; Tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
         Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết định mức phân bổ đối với từng tiêu chí, các mốc thời gian, cơ quan cung cấp số liệu làm căn cứ xác định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách mới, bắt đầu từ năm ngân sách năm 2022.
          Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định mới của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

          Chi tiết Nghị quyết 
số 01/2021/UBTVQH15: 01-2021-UBTVQH15-(1).pdf
 
                                                                                                         Mỹ Lai – VHTT (t/hợp)

CÁC TIN KHÁC

  1         ...