THỦ ĐOẠN VAY MƯỢN TÀI SẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ

20/10/2020
        Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và có nhu cầu vay tiền ngân hàng của người dân tộc thiểu số để lừa đảo chiếm đoạt sổ đỏ, sau đó đem thế chấp vay tiền ngân hàng hoặc bán cho người khác để trục lợi.

        Thủ đoạn của các đối tượng thường là dò la, tìm hiểu nhu cầu vay tiền ngân hàng của đồng bào dân tộc thiểu số nhưng chưa có sổ đỏ để thế chấp hoặc do người đứng tên sổ đỏ có thu nhập thấp, vay được ít tiền hơn so với nhu cầu nên dùng lời lẽ “ngon ngọt” dụ dỗ, thuyết phục nạn nhân để cho đối tượng làm giúp sổ đỏ, đứng tên trong sổ đỏ giúp vay tiền thuận lợi hơn, được nhiều hơn, còn tài sản (đất) vẫn là của mình và việc ký vào các loại giấy tờ do đối tượng soạn sẵn chỉ là thủ tục, hợp đồng dân sự.
        Tuy nhiên, thực chất là đối tượng đã làm hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sang tên mình lừa nạn nhân ký để chiếm đoạt tài sản, sử dụng sổ đỏ đứng tên mình vay tiền tại ngân hàng, vay ngoài xã hội hoặc bán cho người khác mà không trả lại sổ đỏ, không đưa tiền vay được từ ngân hàng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến khi đối tượng không trả được nợ, ngân hàng đến kiểm tra lô đất để phát mãi tài sản, thu hồi nợ, bà con mới biết đã bị lừa chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mất cả lô đất ngoài thực tế.
       Khi phát hiện, thì tài sản đã thuộc về người khác và thường xảy ra tranh chấp, tố cáo đến cơ quan chức năng.
       Nhưng trong trường hợp này vì quá gấp, không cẩn thận nên người vay, mượn không có tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh việc tài sản của mình được cầm cố chứ không chuyển nhượng luôn. Nhưng, hiện tại ngoài hợp đồng chuyển nhượng tài sản có công chứng hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật thì người vay không bằng chứng khác để chứng minh. Do đó, Các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc điều tra, xác minh và chứng minh hành vi phạm pháp của đối tượng.
        Để tránh bị lừa khi ký hợp đồng công chứng người dân nên lưu ý:
       - Trước khi ký bất kì hợp đồng hay thỏa thuận để thực hiện giao dịch thì người ký cần đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng, để tránh những điều khoản bất lợi cho bản thân sau này. Tuyệt đối không ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất và phải nắm rõ quy định về cầm cố tài sản để tránh rủi ro cho mình. 
      - Trong bất kì trường hợp nào, cũng phải giữ lại các văn bản thỏa thuận, bản ghi âm, ghi hình (nếu có),..để làm chứng cứ khi có tranh chấp phát sinh, tránh khi xảy ra tranh chấp không có bằng chứng thì rất khó để được cơ quan chức năng giải quyết.
 
Tổng hợp: Thành Việt – Phòng Tư pháp

CÁC TIN KHÁC

  1         ...