LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 2
Tổng lượt truy cập: 34
Số người on-line: 1
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
       Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nhưng không có nghĩa là nhà nước làm tất cả và nhà nước cũng không thể tự làm tất cả. Nhà nước chủ yếu tạo các điều kiện, môi trường thuận lợi cho các chủ thể kinh tế hoạt động; khuyến khích các doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh; định hướng; kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các chủ thể kinh tế; bảo đảm các cân đổi lớn của nền kinh tế...Ngày nay, vai ữò của nhà nước trong quản lý kinh tế ngày càng tăng lên, thậm chí có thể khẳng định rằng một quốc gia phát triển hay suy tàn, suy đến cùng là do quản lý của nhà nưóc.
 
Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Khắc phục khuyết tật của thị trường: Nền kinh tế thị trường dù phát triển ở trình độ cao vẫn có lihững hạn chế, khuyết tật, tự nó không khắc phục được mà cần phảỉ có vai trò của nhà nưác. Nền kinh tế thị trưòng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta lại đang trong quá trình hình thành, phát triển vì vậy những hạn chế, khuyết tật càng lớn và ảnh hưởng nặng nề, Nhà nưóc phải dùng các công cụ, thực lực kinh tế mạnh để hạn chế, khắc phục những khuyết tật đó.
Hỗ trợ thị trường: Thị trường càng phát triển thì càng vãn minh, hiện đại, thị trường ở trình độ càng thấp sẽ càng sơ khai, yếu kém. Chứng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, chỉ huy sang nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi đó là một cuộc cách mạng sâu sắc và toàn diện, nếu cứ để tự phát sẽ rất chậm và phải trả giá lớn. Nhà nước phải tác động mạnh mẽ và hiệu quả để hỗ trợ thị tnrỉmg phát triển ngày càng đầy đủ hơn, trình độ cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn.
Định hướng xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế thị trường. Nhả nước là một trong những nhân tế quyết định mục tiêu, tốc độ của quá trình chuyển đổi, quyết đinh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường là thành tựu của nhân loại, không tự nó đi lên chủ nghĩa xã hội, mà phát triển trong quá trình nhận thức, phấn đấu rất cao của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà riước, đó là quá trình chuyển đổi đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử. Một mặt, đó là quá trinh chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch chỉ huy tập trung (kỳ thị, tẩy chay thị trường) sang nền kỉnh tế thị trường; mặt khác là quá trình phát triển theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, sự chuyển đổi lại đặt trong bổi cảnh của toàn cầu hóa, thế giói đang bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã rất khó khăn, định hưóng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường còn khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của Nhà nước.
Thực hiện nhà nước kiến tạo, phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp: Nhà nước ta do lịch sử để lại, nhiều năm quản lý nền kỉnh tế theo cách thức cũ, nặng về điều hành mọi hoạt động của nền kinh tế. Hiện naỵ, Nhà nước đang chuyển mạnh từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo, lấy phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước.
Trong quá trình đổi mới, vai trò quản lý kinh tể của Nhà nước không hề bị suy giảm mà ngày càng tăng lên. cần nhận thức rằng, tăng cường vai trò của Nhà nưóc trong quản lý kinh tế không có nghĩa là Nhà nước nắm tất cả, can thiệp vào tất cả mọi hoạt động kinh tế mà Nhà nước phải nắm những lĩnh vực, những khâu, thực hiện những công việc quan ừọng nhất mà thị truỉrng vả nhân dân không làm được, biết sử dụng cơ chế thị trường một cách khôn khéo, hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu quản lý của mình, biết phát huy những mặt tích cục và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế đó.
Để nhận thức đầy đủ hơn vai trò của Nhà nước Việt Nam hiện nay, cần thấy rõ Nhà nước có vai trò trên hai phương diện, hai tư cách khác nhau trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Một là, với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, Nhà nưóc phải quản lý toàn diện tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội như: văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị, quân sự, đối ngoại..., trong đó quản lý kinh tế là trọng tâm. Lúc này, Nhà nước sử dụng pháp luật, chính sách, các công cụ quan trọng khác để quản lý nền kinh tế. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp nhà nước hoạt động binh đẳng trước pháp ỉuật.
Hai là, Nhà nước Việt Nam đại diện cho toàn dân, thực hiện quyền sở hữu đổi vói tài sản công như: tài nguyên, đất đai, vùng trời, vùng biển, nguồn lực dự trữ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... Lúc này, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu, chủ đầu tư tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường như một chủ thể kinh tế lớn.
Với tư cách là bộ máy hành chính, bộ máy kiến tạo, nếu Nhà nước không hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thi toàn bộ nền kinh tế thị trường sẽ không phát triển được, thậm chí còn trở thành yếu tổ cản trở sự phát triển, càng không thể định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường.
Với tư cách là đại diện cho toàn dân, Nhà nước quản lý một lượng rất lớn tài sản qụốc gia, nếu quản lý không tốt sẽ gây lẵng phí, thất thoát lớn, vừa thiệt hại về kinh tế, vừa làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, nghiêm trọng hơn nữa là giảm ỉòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
Những chức năng chính của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh các chửc năng quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là:
“Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển; bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để định hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảtn cân đối vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập; kiểm tra, kiểm soát, thanh tramọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật” .
Trong Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã nêu: “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường” .
Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh té, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bưóc, từng chính sách phát triển” .
Có thể khái quát thành 5 chức năng quản lý nhà nưóc về kỉnh tế ở nước ta hiện nay như sau: tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm. Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung cụ thể của các chức năng có thể thay đổi.
Chức năng định hướng, hướng dẫn của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà kinh doanh và các tổ chức kỉnh tá được tự chủ kinh doanh nhưng không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường, do đó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ, thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại chung cho nền kinh tế. Hơn nữa, Nhà nước còn phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế-xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn. Do đó, Nhà nước có chức năng định hưóng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chửc kinh tế hoạt động hướng đích theo các mục tiêu chung của đất nước. Nhà nước định hướng vẳ hưóng dẫn bằng các công cụ như chiến lược, quy hoạch, chính sách, kể hoạch, thông tin và các nguồn lực của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn, Nhà nước không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào nền kinh té thị trường mà chủ yếu sử dụng cách thức và phương pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên tắc của thị trường. Cách thức tác động gián tiếp mang tính chất mềm dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ của các chủ thể kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu chung
 

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai