LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0269.3      
Email:..........@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 12
Số người on-line: 1

Thủ tướng chính phủ ban hành quy định về xây dựng , đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Ngày đăng bài: 07/11/2017
Ngày 08/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2017/QĐ-TTg về bãi bỏ Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người tại cơ sở (Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký). Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2017).
Việc ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây gọi là Quy định) nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã; tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ; cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sau đây là một số quy định cụ thể:


       1) Đối tượng áp dụng:  
        Quy định này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
       2) Các tiêu chí tiếp cận pháp luật:
        Chuẩn tiếp cận pháp luật ở xã, phường, thị trấn được đánh giá và công nhận trên cơ sở 05 tiêu chí (gồm 25 chỉ tiêu) với tổng số 100 điểm, cụ thể như sau:
 
Nội dung đánh giá Số điểm
A Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật 15 điểm
a Chỉ tiêu 1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ;
b Chỉ tiêu 2 An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước;
c Chỉ tiêu 3 Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước.
B Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã 30 điểm
a Chỉ tiêu 1 Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính;
b Chỉ tiêu 2 Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định;
c Chỉ tiêu 3 Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
d Chỉ tiêu 4 Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
đ Chỉ tiêu 5 Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
C Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật 25 điểm
a Chỉ tiêu 1 Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b Chỉ tiêu 2 Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;
c Chỉ tiêu 3 Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên;
d Chỉ tiêu 4 Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã;
đ Chỉ tiêu 5 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức thích hợp;
e Chỉ tiêu 6 Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
f Chỉ tiêu 7 Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã;
g Chỉ tiêu 8 Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
h Chỉ tiêu 9 Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
D Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở 10 điểm
a Chỉ tiêu 1 Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải; hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở;
b Chỉ tiêu 2 Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên;
c Chỉ tiêu 3 Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định.
Đ Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở 20 điểm
a Chỉ tiêu 1 Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở (trừ các thông tin đã được quy định tại chỉ tiêu 1 của tiêu chí 2 và tiêu chí 3 nêu trên).
b Chỉ tiêu 2 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
c Chỉ tiêu 3 Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
d Chỉ tiêu 4 Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
đ Chỉ tiêu 5 Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
 
 
 
      3) Về điều kiện công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
        Các xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ 04 điều kiện sau đây:
  Thứ nhất, không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa;
  Thứ hai, tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III;
  Thứ ba, kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên;
  Thứ tư, trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
      4) Về thẩm quyền công nhận, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật:
        Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo thực hiện các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật để tư vấn, giúp Chủ tịch tổ chức việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch.
       5) Về quy trình đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
        Việc rà soát, đánh giá, chấm điểm, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tiến hành hằng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 và được thực hiện thông qua quy trình như sau: Công chức cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tự chấm điểm. Căn cứ kết quả tự chấm điểm của công chức cấp xã và kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, công chức Tư pháp – Hộ tịch tổng hợp báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó có sự tham dự của đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp. Trường hợp xét thấy đủ điều kiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Phòng Tư pháp cấp huyện để thẩm tra; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật. Nếu đủ điều kiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trước ngày 25 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
6) Quy định về công khai kết quả chấm điểm, công bố sanh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
        Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tự chấm điểm, Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết công khai kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tại trụ sở làm việc, nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác và thông báo trên đài, loa truyền thanh cơ sở.
        Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận (đối với cấp huyện) và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng/Trang tin điện tử của địa phương.
7) Quy định về kinh phí xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Kinh phí xây dựng nhiệm vụ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bảo đảm, bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ cấp xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

 
                                                                                     Hoài Nhiên (tổng hợp)

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai