LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

Điện thoại: 0269.3 Email:..........@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 1
Năm hiện tại: 6
Tổng lượt truy cập: 37
Số người on-line: 1
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2015,
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 5 NĂM 2016-2020.
 
 
 
 

Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011-2015
 
Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, trong bối cảnh kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ những biến động rất phức tạp và khó khăn ở trong nước và trên thế giới, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo. Bên cạnh đó do chính sách thắt chặt tài khóa để kiềm chế lạm phát làm cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn; lãi suất tín dụng tăng cao; doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn và đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: giá nông sản không ổn định, hạ giá, giá vật tư phân bón, nhiên liệu, công lao động và hàng tiêu dùng tăng cao; thời tiết diễn biến phức tạp bất lợi cho sinh trưởng phát triển các loại cây trồng đã ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, của xã.
Trong giai đoạn (2011-2015) Ủy ban nhân dân xã đã bám sát nhiệm vụ, chương trình công tác đề ra, đã hoàn thành đạt một số chỉ tiêu huyện giao; kinh tế - xã hội phát triển theo hướng tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống nhân dân cơ bản ổn định và có phần được cải thiện, không xảy ra thiếu đói trong thời kỳ giáp hạt và dịp Tết Nguyên đán; hoạt động vui Xuân đón Tết diễn ra an toàn, tiết kiệm và vui vẻ. Đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở vào trong hoạt động của cơ quan nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong công tác tham gia xây dựng chính quyền, cũng như tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tham gia các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực.
Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đã có bước tiến bộ, diện tích sản xuất các loại cây trồng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước; không xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước trong sản xuất, tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm được quan tâm chỉ đạo kịp thời. Chất lượng dạy và học, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, các chế độ chính sách được giải quyết kịp thời đúng đối tượng.
Lĩnh vực văn hoá - xã hội  được quan tâm và đạt kết quả tốt; an ninh - quốc phòng được giữ vững. Công tác chỉ đạo, điều hành từ xã đến thôn, làng có nhiều đổi mới, sâu sát và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế: tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn, nhất là an ninh nông thôn. Hiện tượng đánh nhau gây thương tích vẫn xảy ra ở một số thôn, làng. Tai nạn giao thông tăng cả về số vụ, số người chết và bị thương. Tình trạng trộm cắp vặt, trộm bò mổ thịt xảy ra nhiều. Tình trạng khai thác gỗ nhỏ lẻ trái phép vẫn còn xảy ra.
Chất lượng giáo dục còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém chiếm tỷ lệ cao. Tình trạng dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (lở mồm long móng ở đàn bò), sâu bệnh trên cây trồng (rệp sáp hại cà phê, ốc bươu vàng hại lúa), giá mủ cao su xuống thấp khiến một số hộ nông dân bán, bỏ không chăm sóc hoặc chặt bỏ vườn cây để chuyển đổi sang cây trồng khác… ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và giá trị kinh tế của các loại cây trồng, vật nuôi. Giá cả hàng hóa và một số vật tư thiết yếu tăng, giá cả một số nông sản không ổn định. Mặt khác là một xã có mặt bằng dân trí thấp, các dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (chiếm đến 82,17%), tỉ lệ hộ nghèo còn cao, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội. Song, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, giám sát của HĐND, sự cố gắng trong chỉ đạo điều hành của chính quyền, tình hình Kinh tế - Xã hội trên địa bàn xã đạt được những kết quả sau:
          1. Kinh tế.
Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2015 ước đạt 20 triệu đồng.
Xã có quỹ đất lớn, phần lớn diện tích đất trên địa bàn xã phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đặc biệt thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm.
Trong nông nghiệp có sự chuyển đổi nhanh về cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, với các biện pháp thâm canh và chuyên canh làm cho tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự thay đổi đáng kể, điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất đã có nhiều thuận lợi; quá trình sử dụng giống mới và lai cải tạo đàn gia súc những năm gần đây có chuyển biến. Ước tính năm 2015, tổng diện tích cây trồng chủ yếu khoảng 2.300ha, trong đó: Lúa đông xuân 135ha, lúa ruộng vụ mùa 221ha. Diện tích cây cao su 148 ha, hồ tiêu 18ha, trong đó trồng mới hồ tiêu 04 ha, cà phê 525 ha. Các cây trồng có thế mạnh như: cao su, cà phê, bời lời, hồ tiêu tiếp tục ổn định vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Sản lượng cà phê niên vụ 2015 ước đạt 4-5 tấn nhân/ha, cao su mủ khô đạt 192,4 tấn; tổng sản lượng lương thực 1.457 tấn.
Tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn xã năm 2015 ước khoảng 2.220 con. Trong đó: đàn bò 520 con, tỷ lệ lai hóa đàn bò 28%, tổng đàn heo 1700 con, tỷ lệ lai hóa đàn heo 60%. Tổ chức cấp phát các loại hóa chất tiêu độc khử trùng chuồng trại. Tăng cường công tác thú y, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm còn thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ với hình thức thả rông còn phổ biến, chưa có chuồng trại. Bà con nông dân chưa quan tâm tới công tác tiêm phòng, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng vắc xin phòng bệnh; chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phát, đốt rừng làm nương rẫy giảm. Kiểm lâm địa bàn thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an, Ban Chỉ huy Quân sự xã tổ chức tuần tra tại các khu vực có rừng, phối hợp với các thôn, làng kiểm tra các điểm có nguy cơ cháy rừng trong mùa khô; vận động bà con nhân dân không đốt rừng làm rẫy và hướng dẫn làm cam kết bảo vệ rừng tại các làng có rừng. Thành lập các Ban, Tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đúng quy định.
Mô hình giao khoán quản lý, bảo vệ rừng được triển khai, kết hợp giữa quản lý, bảo vệ rừng với phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên đất rừng đã thu hút được người dân tham gia.
Thương mại và Dịch vụ: 50% bà con nông dân biết về thông tin giá cả các loại mặt hàng nông sản và mua bán tập trung để có phần lợi nhuận. Kiểm soát việc mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con với các hộ tư thương bán lẻ.
Giải quyết tốt các chính sách cho người có công. Tăng số lượng lao động được giải quyết việc làm thường xuyên. Giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 4% xuống còn 3,5%. Cấp phát các mặt hàng chính sách kịp thời, đúng đối tượng.
Tổng số người tham gia các hình thức BHYT năm 2015 ước khoảng 2660/3445 người, đạt 77%; trong đó: đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS  được nhà nước hỗ trợ 100%.
Các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Toàn xã có 23 cơ sở buôn bán tạp hóa nhỏ lẻ, 01 hợp tác xã Nông nghiệp.
Tổng thu ngân sách xã năm 2015 ước đạt 4 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn xã 216 triệu đồng. Tổng chi ngân sách xã 4.375 triệu đồng.
Các tuyến đường liên xã, trục xã được rải nhựa 13km, đạt 100% chiều dài; các tuyến đường liên thôn được nhựa hóa chiều dài 4,2km, đạt 100% chiều dài; đường nội thôn được nhựa hóa 1,75km/16,5km, đạt 10,6% chiều dài; đường nội đồng ra khu sản xuất còn đường đất chiều dài 5,1km. Đường giao thông nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; tỷ lệ hộ được dùng điện, xem truyền hình 100%.
Công tác quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu giai đoạn 2011 – 2015. Phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường tiến hành làm hồ sơ đăng ký cấp mới và cấp đổi Giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân trên địa bàn xã.
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020: Đến năm 2015 trên địa bàn ước đạt 09 tiêu chí (gồm: điện, y tế, hình thức tổ chức sản xuất, an ninh trật tự xã hội, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, bưu điện, Thủy lợi, giáo dục và  hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh).
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Chất lượng dạy và học, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, công tác thông tin tuyên truyền đã bám sát các đường lối, chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của địa phương, hoạt  động văn hóa, thể dục, thể thao sôi nổi hơn.
Mạng lưới trường lớp được mở đến tận các thôn, làng; không có thôn (làng) nào trắng giáo dục. Trên địa bàn xã hiện có 3 cấp học trong đó gồm các trường: THCS Đinh Tiên Hoàng, Tiểu học Kon Gang và Mẫu giáo Kon Gang. Toàn xã có 845 học sinh, 57 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc THCS đạt 93,5 %, duy trì công tác phổ cập GD tại các trường.
Nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và bước đầu đạt kết quả, xã đã phối hợp với trường Cao đẳng nghề Gia Lai, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Ban hỗ trợ Kinh doanh Nông nghiệp (Da su) huyện mở 06 lớp tập huấn chăm sóc cà phê, 06 lớp tập huấn chăm sóc tiêu, 03 lớp tập huấn chăm sóc cao su, 06 lớp tập huấn chăn nuôi và 02 lớp sơ cấp nghề xây dựng (kinh phí đào tạo nhân lực quỹ CDF năm 2013); 02 lớp sửa chữa máy nổ.
  Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được nâng lên. Trạm có 07 nhân viên y tế. Trong đó có 01 bác sỹ (đã điều động làm việc thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện, thời gian 01 năm), 03 y sĩ (01 hợp đồng, 01 tăng cường từ xã K’Dang), 02 điều dưỡng và 01 nữ hộ sinh, y tế thôn có 08 người; 01 cán bộ chuyên trách làm công tác dân số, gia đình và trẻ em và 08 cộng tác viên ở thôn, làng; cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho bà con trong thôn, làng. Các nhân viên y tế trực 24/24 và thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đủ liều đạt 91,6 %. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 21,1%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,69%.
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao phát triển đa dạng, chất lượng ngày một nâng cao. Đến năm 2015, số thôn, làng đạt chuẩn văn hóa là 4/8 thôn (chiếm tỷ lệ 50 %). Tỷ lệ gia đình được công nhận gia đình văn hoá đạt 62,1%. Thu nhập của người dân tăng lên nên việc mua sắm phương tiện sinh hoạt cho gia đình tăng mạnh trong những năm qua. Đến năm 2015 đã có trên 85% số hộ được xem truyền hình Việt Nam, tỷ lệ  hộ được nghe đài TNVN đạt 100% được phát từ các cụm FM của xã, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 60 thiết bị/100 dân.
 Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 35,7% (giảm 16,2% so với năm 2010). Ngân hàng công thương hỗ trợ làm 67 căn nhà cho các hộ dân thôn Klót. Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đúng mục đích, góp phần thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn, nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo điều kiện hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Thực hiện kịp thời chế độ chính sách và chăm lo cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng hoạt động kháng chiến nhiễm chất độc hóa học,...
 Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ngày càng linh hoạt và đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận cao và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 – 2020.
 
Tình hình kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu khả quan,  kinh tế - xã hội trong nước có chuyển biến tích cực trên một số lĩnh vực, các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đã phát huy hiệu quả, sẽ có tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và của xã. Bên cạnh đó kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm thực tiễn, xã có những thuận lợi cơ bản như: Có ngành nông nghiệp phát triển với vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn, tập trung. Địa bàn xã có các tuyến giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá, có quỹ đất đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, là khu vực được nhà nước ưu đãi nhiều về chính sách đầu tư.
Tuy nhiên điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế của xã vẫn còn nghèo. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (trồng trọt), quỹ đất sản xuất ít nhưng vẫn chưa khai thác triệt để, một số khu đất còn bỏ hoang và cho doanh nghiệp thuê không hiệu quả; sản xuất CN-TTCN, thương mại-dịch vụ không phát triển và rất nhỏ lẻ; các loại hình kinh tế trang trại, hợp tác và doanh nghiệp hầu như không có. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch yếu; quỹ đất cho xây dựng các công trình công cộng của xã, thôn làng và đất kinh doanh-dịch vụ hầu như không có. Thời tiết diễn biến bất thường sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, nhất là tại các vùng canh tác không chủ động nước tưới. Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; sâu bệnh trên cây trồng (rệp sáp, ve sầu hại trên cây cà phê…) sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của các loại cây trồng và vật nuôi. Giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định tác động đến tâm lý của nhân dân và ảnh hưởng đến quy hoạch vùng nguyên liệu như giá mủ cao su xuống thấp dẫn đến tình trạng bán vườn cây hoặc chặt bỏ để chuyển đổi sang các loại cây trồng khác … Đời sống nhân dân tại các khu vực giáp ranh khó khăn sẽ gia tăng sức ép lên công tác quản lý bảo vệ rừng; tình trạng phá rừng làm nương rẫy của một bộ phận nhân dân và khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp.
I. Phương hướng tổng quát:
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng và hiệu quả cao trên cơ sở phát huy các nguồn lực trong nhân dân, kết hợp tranh thủ sự quan tam đầu tư hỗ trợ của tỉnh, huyện. tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chú ý phát triển dịch vụ cho nông nghiệp, tích cực làm tốt công tác giảm nghèo. Quan tâm đến các vấn đề văn hóa xã hội, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc xã hội nảy sinh trong nhân dân. Công tác quốc phòng an ninh thường xuyên chú trọng củng cố và tăng cường hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện, phấn đấu xã trở thành điểm mạnh về kinh tế, ổn định về quốc phòng an ninh.
II. Mục tiêu.
1. Lĩnh vực kinh tế:
1.1. Thu nhập bình quân đầu người/năm: 25 triệu đồng
1.2. Tổng sản lượng lương thực đến năm 2020: 1.406,4 tấn.
1.3. Diện tích một số cây trồng chủ yếu đến năm 2020: 1.079ha, trong đó:
- Lúa đông xuân: 135ha.
- Lúa ruộng vụ mùa: 210 ha.
- Ngô cả năm: 06ha.
- Cao su tổng số 148ha.
- Cà phê tổng số 525 ha.
- Hồ tiêu: 30ha.
1.4.  Tổng đàn bò: 640 con, bình quân tổng đàn tăng 1%/năm, tỷ lệ lai hóa 35% (hiện nay là 28%); đàn heo 2000 con, bình quân tổng đàn tăng 1%/năm, tỷ lệ lai hóa 80% (hiện nay là 60%).
1.5.  Thu ngân sách địa bàn đến năm 2020: đạt 434,453,153 đồng.
2. Lĩnh vực xã hội:
2.1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,58%.
2.2. Giáo dục đào tạo:
- Duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, Tiểu học, THCS.
- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 98%.
- Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến lớp 100%.
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 là 100%.
- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc Tiểu học 97,5%.
- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc THCS 94,5%.
2.3. Y tế:
- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng 95,1%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 19,2%.
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế phấn đấu đạt 97%.
2.4.  Lao động xã hội:
- Tỷ lệ hộ nghèo: giảm khoảng 2%/năm, đến năm 2020 giảm còn 24,1%.
- Số người được giải quyết việc làm 300-350 người/năm.
3. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2016 -2020:
3.1. Chương trình nông thôn mới:
1. Làm đường nội thôn:
1.1. Đường giao thông làng Ktu đi Tam Điệp (1km).
Nhu cầu vốn: 1.035 triệu đồng.
1.2. Đường giao thông làng Đal (1km).
Nhu cầu vốn: 1.190 triệu đồng.
1.3. Đường giao thông làng Đal đi làng Dung Rơ (1km).
Nhu cầu vốn: 1.368 triệu đồng.
1.4. Đường giao thông làng Đal đi làng Dung Rơ (1km).
1.5. Đường giao thông làng Krái (500m).
Nhu cầu vốn: 900 triệu đồng.
* Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
Năm thực hiện: 2015 – 2020.
2. Xây phòng học:
2.1. Xây mới 5 phòng học tại phân hiệu chính.
Nhu cầu vốn: 1.000 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2015.
2.2. Xây mới 1 phòng học tại phân hiệu Dung rơ.
Nhu cầu vốn: 220 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2016.
2.3. Xây mới 1 phòng học tại phân hiệu Ktu.
Nhu cầu vốn: 240 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2017.
2.4. Xây mới 1 phòng học tại phân hiệu Klót.
Nhu cầu vốn: 260 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2018.
*Giải pháp: Xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước.
3. Trạm hạ áp và đường dây điện:
3.1. Thôn Kóp:
          - Trạm hạ áp tại thôn Kóp (320KVA), nhu cầu vốn: 300 triệu đồng, thực hiện: năm 2015;
          - Đường dây 0,4 KV (3P)- 5200m, nhu cầu vốn: 915 triệu đồng, thực hiện: năm 2015;
3.2. Thôn Tang:
          - Trạm hạ áp tại thôn Kóp (320KVA), nhu cầu vốn: 320 triệu đồng, thực hiện: năm 2016;
          - Đường dây 0,4 KV (3P)- 5200m, nhu cầu vốn: 925 triệu đồng, thực hiện: năm 2016;
3.3. Thôn Dal:
          - Trạm hạ áp tại thôn Kóp (320KVA), nhu cầu vốn: 340 triệu đồng, thực hiện: năm 2017;
          - Đường dây 0,4 KV (3P)- 5200m, nhu cầu vốn: 935 triệu đồng, thực hiện: năm 2017;
3.4. Thôn Ktu:
          - Trạm hạ áp tại thôn Kóp (320KVA), nhu cầu vốn: 360 triệu đồng, thực hiện: năm 2018;
          - Đường dây 0,4 KV (3P)- 5200m, nhu cầu vốn: 950 triệu đồng, thực hiện: năm 2018;
*Giải pháp: Xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước.
4. Nhà văn hóa làng Đal:
Nhu cầu vốn: 800 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2019.
*Giải pháp: Xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước.
          3.2. Chương trình 135:
          1. Nhà  văn hóa làng Kóp.
Nhu cầu vốn: 800 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2015.
*Giải pháp: Xây dựng mới từ nguồn ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp và bảo quản.
          2. Đường GT làng Dung Rơ đi làng Ktập (1km).
Nhu cầu vốn: 1.190 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2016.
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          3. Đường GT làng Ktò (1km):
Nhu cầu vốn: 1.300 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2017.
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          4. Duy tu bảo dường công trình sau đầu tư: Đường làng Tang đi làng Dung Rơ (1km).
Nhu cầu vốn: 250 triệu đồng
Năm thực hiện: 2017
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          5. Nhà văn hóa làng Tang:
Nhu cầu vốn: 800 triệu đồng
Năm thực hiện: 2018
*Giải pháp: Xây dựng mới nhà nước đầu tư, nhân dân bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          6. Duy tu bảo dường công trình sau đầu tư: Đường làng Ktò vào làng Dung Rơ (1km).
Nhu cầu vốn: 250 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2018.
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          7. Đường GT làng Krái (1km):
Nhu cầu vốn: 1.600 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2019.
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          8. Duy tu bảo dường công trình sau đầu tư: Đường vào làng Dung Rơ (1km).
Nhu cầu vốn: 250 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2019.
*Giải pháp: Nâng cấp, xây dựng mới đường giao thông; Nhà nước đầu tư, nhân dân đóng góp bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
          9. Nhà văn hóa làng Ktu:
Nhu cầu vốn: 800 triệu đồng.
Năm thực hiện: 2020.
*Giải pháp: Xây dựng mới nhà nước đầu tư, nhân dân bảo dưỡng trong quá trình xây dựng.
III. Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Về kinh tế.
1.1. Nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mở rộng khai thác hết diện tích kết hợp với các biện pháp đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới có năng suất cao vào sản xuất thay thế dần các loại giống địa phương có năng suất thấp. Chỉ đạo nhân dân chú trọng đầu tư thâm canh các diện tích cây cao su, cà phê, hồ tiêu. Tiếp tục cải tạo vườn tạp, hướng dẫn nhân dân trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, xoài… ở những hộ có vườn rộng nên đưa vào trồng một số cây bời lời, xoan… để  tăng thu nhập.
Về chăn nuôi: Đẩy mạnh xây dựng mô hình chăn nuôi trang trại theo hướng công nghiệp, tích cực phát triển lai hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo; có biện pháp phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc, dịch cúm gia cầm, thường xuyên tiêm phòng văc xin, phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại đảm bảo cho chăn nuôi phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ giao khoán rừng, quản lý, bảo vệ rừng. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết 26 của Bộ chính trị về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
1.2- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn:
Khuyến khích nhân dân mở rộng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ như sản xuất cơ khí nhỏ, xay sát chế biến nông sản, kinh doanh buôn bán lẻ.
- Sản xuất công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ: Lồng ghép và thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn để tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện quy hoạch trung tâm xã mới ngay từ đầu năm 2012; tham mưu UBND huyện đề nghị tỉnh thu hồi diện tích đất của công ty cao su Mang Yang nằm trong khu quy hoạch Nông thôn mới, xây dựng chợ, phát triển công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ. Tăng cường quảng bá và thu hút đầu tư, mời gọi và tạo điều kiện các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất CN-TTCN, thương mại và dịch vụ trên địa bàn; hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hộ nhân dân tiếp cận và vay được vốn để đầu tư trồng cây dài ngày, phát triển sản xuất công nghiệp-TTCN, thương mại và dịch vụ.
- Tập trung phát triển nghành tiểu thủ công nghiệp truyền thống có nguồn nguyên liệu tại chỗ như: Chế biến nông lâm sản tại chỗ, giết mổ gia súc, chạm khắc, mộc dân dụng, gò, hàn, cửa sắt, sản xuất các công cụ, máy móc phục vụ cho nông nghiệp, xay xác lương thực…
- Xây dựng cửa hàng bán xăng dầu tại trung tâm xã.
- Tuyên truyền và tạo điều kiện để năm 2015 có ít nhất 01 HTX sản xuất hoạt động có hiệu quả, thành lập mới các Tổ hợp tác.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, cũng như áp dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước ở mức cao nhất cho hộ kinh doanh lĩnh vực thương mại mở rộng nghành nghề kinh doanh và mở rộng thêm các cơ sở kinh doanh.
1.4- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
Huy động đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, nâng cấp hệ thống điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
 Đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học trên địa bàn theo hướng dần đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt chủ trương xây dựng giao thông nông thôn theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
 Khai thác có hiệu quả các công trình thủy lợi, hỗ trợ cho nhân dân tự làm các công trình thủy lợi nhỏ, hệ thống kênh mương.
2- Phát triển văn hóa, xã hội:
2.1- Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội:
Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục bình đẳng giới.
Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh và huyện tài trợ cho nông nghiệp và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ hộ người nghèo để phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Hạn chế tình trạng di dân tự do dẫn tới phá rừng, mua bán đất trái pháp luật, tranh chấp đất đai làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội.  
2.2- Nâng cao một bước chất lượng giáo dục & đào tạo, ứng dụng có hiệu quả khoa học - công nghệ:
Củng cố và phát huy kết quả phổ cập giáo dục ở các trường. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Thực hiện xã hội hóa giáo dục thực hiện giáo dục toàn diện với phương châm kết hợp 3 yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội để đảm bảo cho yêu cầu dạy và học, đẩy mạnh xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng một số lớp học 2buổi/ngày; thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ, chống tái mù.
Khuyến khích ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ khoa học và công nghệ về nông thôn, vào sản xuất kinh doanh.
2.3- Đầu tư xây dựng Trạm Y tế và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân:
Giữ vững xã đạt chuẩn y tế quốc gia và tăng tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT 97% vào năm 2020. Đầu tư xây dựng Trạm Y tế có CSVC đạt chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Bài trừ tệ nạn nghiện hút, mại dâm, ngăn chặn hiểm họa HIV/AIDS. Tích cực củng cố xây dựng mạng lưới y tế  thôn, làng; cộng tác viên dân số để nắm bắt phản ánh kịp thời tình hình dịch bệnh trong nhân dân; tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh và ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả dịch bệnh xảy ra. Thường xuyên kiểm tra vệ sinh môi trường tại các thôn, làng; nhắc nhở nhân dân thực hiện ăn chin uống sôi, ngủ phải có màn nhằm giảm thiểu tối đa số người mắc bệnh.
2.4- Chú trọng phát triển văn hóa, thông tin, thể thao đáp ứng yêu cầu của nhân dân:
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; đầu tư xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng, phát huy và khôi phục văn hóa truyền thống của địa phương như: văn hóa cồng chiêng, nhà rông…phát huy các cụm FM để phát song phục vụ kịp thời đưa các thông tin mới nhất đến nhân dân gắn với quản lý và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa.
Phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng và thực hiện có hiệu quả phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Phấn đấu từ năm 2016 - 2020 mỗi năm đạt 01 thôn văn hóa, đến năm 2020 có 8/8 thôn, làng đạt thôn văn hóa cấp huyện; tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 85,9%. Đồng thời ngăn chặn có hiệu quả các luồng văn hóa phản động, đồi trụy xâm nhập vào địa bàn./.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?