Trong thời gian qua thời tiết trên địa bàn huyện có nhiều diễn biến phức tạp; nắng nóng kéo dài, đêm và sáng sớm trời hơi se lạnh, trưa nắng nóng, thời tiết khô; tạo điều kiện thuận lợi cho rệp sáp hại chùm hoa, quả phát sinh và gây hại trên cây cà phê. Qua công tác điều tra, đã phát hiện rệp sáp xuất hiện rải rác trên địa bànhuyện và có xu hướng lây lan, gia tăng trong thời gian tới.
UBND xã Nam Yang cảnh báo rệp sáp trên cây cà phê và hướng dẫn các biện pháp phòng, như sau:
1. Về triệu chứng, đặc điểm phát sinh, gây hại của rệp sáp:
- Triệu chứng gây hại: Rệp sắp xuất hiện thường bám vào chồi, lá, chùm quả, cành, để hút nhựa cây. Rệp hút nhựa cây làm hoa bị rụng, quả héo khô. Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nám muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả và lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng; quả khô dần rồi rụng nhiều. Trường hợp cây bị nặng, gặp nắng nóng kéo dài cây có thể khô héo, dẫn đến chết cây.
- Sự phát sinh, phát triển, gây hại của rệp: Rệp sáp hại chùm hoa, quả thường xuất hiện từ khi hoa cà phê nở cho đến hết vụ thu hoạch. Rệp sáp gây hại tăng trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa, sau đó giảm nhiều trong khoảng thời gian giữa mùa mưa. Vòng đời rệp sáp từ 26 - 40 ngày, trong đó giai đoạn trứng kéodài từ 5-7 ngày. Rệp đẻ trứng vào các kẽ lá, chùm nụ - hoa, chùm quả non. Một con rệp cái có thể đẻ đến 500 trứng theo từng lứa. Rệp non sau khi nó 2 – 3 ngày thì bò ra và nhanh chóng tìm nơi sống cố định.
2. Tình hình dự báo trong thời gian tới:
- Về cơ bản diện tích cà phê trên địa bàn huyện đã tưới nước đợt 2, và xuất hiện mưa cục bộ trên diện hẹp vào đầu tháng 3, độ ẩm trong vườn cây được cải thiện. Đây là điều kiện thuận lợi cho rệp sáp phát triển và gây hại. Nếu không được theo dõi thường xuyên và phòng trừ kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng cà phê trong vụ 2022-2023.
3. Biện pháp chỉ đạo phòng trừ:
Để giảm thiểu tới mức thấp nhất thiệt hại do rệp sáp gây ra, khống chế, ngăn chặn không để bùng phát thành dịch, đề nghị Hội Nông dân xã, Ban nhân dân 04 Thôn, Các hộ dân đang canh tác cây Cà phê thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Đối với những diện tích chưa cắt cành sau thu hoạch: Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt bỏ cành già, sâu bệnh, chồi vượt, cành vô hiệu trong tán, cành sát mặt đất tạo sự thông thoáng, giảm tiêu hao dinh dưỡng, hạn chế sự lây lan của rệp.
- Thăm đồng thường xuyên, phòng là chính, trừ phải triệt để và có hiệu quả.
- Đối với trường hợp rệp mới xuất hiện gây hại cục bộ: cần đánh dấu cây đểphun trực tiếp vào cây, cảnh bị nhiễm để hạn chế ở nhiễm môi trường và các chi phikhác.
- Khi mật độ rệp sáp cao có nguy cơ lan rộng mới cần phun toàn bộ diện tích bị nhiễm. Dùng vòi nước với áp suất cao xịt mạnh làm cho sáp tơ trắng bụng ra sau đó mới dùng thuốc để tăng hiệu quả hơn.
Sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất như:
+ Thuốc sinh học: nhóm Abamectin, Azadirachtin, Nấm tím (Paceilomyces). Nấm trắng (Beauveria), nấm xanh (Mutarhizium)… phải đủ độ ẩm môi trường mới phát huy tác dụng.
+ Thuốc hội học hoạt chất Chlorpyritos Ethyl, Cypermethrin Dimethoite.
Chú ý:
- Khi sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc; dùng liều lượng, nồng độ; đúng lúc, đúng phương pháp) thì hiệu lực diệt trừ mới cao. Tuyệt đối không phun qua loa theo cảm tính, nếu phun không đủ lượng thuốc đã pha và không đúng kỹ thuật sẽ làm cho rệp sáp kháng thuốc và hiệu quả phòng trừ không cao, gây tốn kém;
- Nếu vườn cà phê đang trong giai đoạn chuẩn bị nở và nở hoa thì tuyệt đối không được phun thuốc, chi được phun khi hoa dã héo và thụ phấn đầy đủ.