LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 2
Tuần hiện tại: 49
Tháng hiện tại: 182
Năm hiện tại: 244
Tổng lượt truy cập: 2821
Số người on-line: 1

Giải pháp để thực hiện tốt chức năng tổ chức thực hiện và chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Ngày đăng bài: 06/05/2021
Lê Huỳnh Lai
Khoa Nhà nước và Pháp luật
 
Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên bên cạnh đó nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, bất cập đòi hỏi chúng ta phải có sự nhận diện đúng đắn để đề ra các giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện tốt chức năng tổ chức và chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Những thành công của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho nền kinh tế thị trường phát triển.
Trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật và dưới luật đã được ban hành, ngày càng phù hợp với cơ chế thị trường và chuẩn mực quốc tể tạo ra môi trưòng kinh doanh mới, phù hợp. Hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp như: quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ huy động và sử dụng các nguồn lực; quan hệ giữa các chủ thể; các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh; thể thức hoạt động của doanh nghiệp... cũng lần lượt được ban hành, hoàn thiện. Đồng thời, chủ trương “bình đẳng giữa các thành phần kinh tế” từng bước được thực hiện trong thực tế...=> tất cả những yếu tố đó đã góp phần quan trọng vào việc tạo lập môi trường kinh doanh và phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta.
Thứ hai, đã phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế.
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chúc xã hội nghề nghiệp không ngừng phát triển và ngày càng phát huy vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế; bộ máy quản lý nhà nước đã và đang được điều chỉnh theo hướng tinh giản; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cũng đã từng bước được xây dựng lại, nâng cao hơn về chất lượng, về trình độ, năng lực và phẩm chất.
Thứ ba, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành, phát huy tác dụng.
Những năm qua, cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường ở nước ta đã có những bước chuyển đổi rất căn bản, cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được xác lập, vận hành và phát huy tác dụng, đang từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế.
Thứ tư, hệ thống thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Hoạt động xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt nhiều thành quả quan trọng. Cơ cấu hoạt động ngoại thương cũng đã thay đổi theo hướng tích cực hơn. Mức độ hội nhập về thương mại quốc tế của Việt Nam còn thể hiện ở vị thế tương quan các nhóm khách hàng mà Việt Nam có quan hệ. Hoạt động thương mại quốc tế, từ chỗ chủ yếu được thực hiện với các nước xã hội chủ nghĩa cũ, đã nhanh chóng mở rộng sang nhiều nước thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau theo nguyên tắc cùng có lợi và tôn trọng độc lập, tự chủ của nhau. Cùng với việc tích cực, chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã thu hút thêm được các nguồn vốn khác.
Những hạn chế, yếu kém
Thứ nhất, quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới, chưa phát huy đầy đủ những mặt tích cực và hạn chế tính tự phát, tiêu cực của thị trường. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ nhà nước - thị trường. Quản lý nhà nước chưa trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Thị trường bất động sản, thị truờng lao động, thị trường tài chính còn thiếu đồng bộ...
Thứ hai, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách chưa đồng bộ và thiếu nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Nhiều văn bản pháp luật quan trọng còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đất đai, đến điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa pháp luật của công dân và tổ chức còn yếu kém.
Thứ ba, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, quản lý các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hóa, thương mại, phân phối thu nhập, đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa tốt và chậm đổi mói, tiêu cực, tham nhũng, lãng phỉ còn lớn và ngày càng phức tạp.
Sự tham gia giám sát của các cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, của cộng đồng và nhân dân về hoạt động quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Nhà nước còn can thiệp sâu vào các hoạt động của thị trường, của doanh nghiệp. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công còn thiếu và ỵếu, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm chưa nghiêm.
Thứ tư, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế còn nặng nề và còn nhiều vướng mắc; tình trạng quan liêu, phân tán cục bộ, vô cảm với dân còn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ, công chức quản ỉý nhà nước về kinh tế đông nhưng không mạnh, tình trạng không ỉàm tốt chức trách của mình khá phổ biến, hiện tượng tham nhũng, tiêu cực có xu hướng ngày càng tăng và phức tạp. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước.
Thứ năm, quản lý tài sản công nói chung, quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng còn quá nhiều bất cập, thậm chí yếu kém, gây lãng phí, thất thoát rất lớn, để lại những hậu quả rất nặng nề về kinh tế và xã hội.
Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
* Nhận thức lại vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tể, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp trong thực hiện cấc chức năng
Tiếp tục nhận thức rõ vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tể trong nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa, phân biệt rỗ và đặt trong mối quan hệ với các chức năng của thị trường, chức năng của doanh nghiệp.
Nhà nước tập trung thực hiện tốt các chức năng đã xác định, bảo đảm các điều kiện cho toàn bộ nền kinh tế thị trường hoạt động thuận lợi.
Nhà nước không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động của thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp.
Phân công, phân cấp và phổi hợp tốt việc thực hiện các chức năng của các cơ quan quản ỉý nhà nước thuộc các ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở, gắn quyền hạn vói trách nhiệm, lợi ích, hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh té.
* Xử lỷ tốt mối quan hệ giữa sự lãnh đạo cửa Đảng vái quản lý nhà nước về kinh tể, giữa quán lý của Nhà nước với quản trị kinh doanh cửa doanh nghiệp
Cần nhận thức và phân biệt rõ chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý nhà nước về kinh tế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên”. Đảng lãnh đạo kinh tế bằng đường lối, chính sách, bằng phương pháp giảo dục, thuyết phục, nêu gưcmg..., còn Nhà nước thể chế hóa đưòng lối, chính sách của Đảng thành pháp luật, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thể chế mới về kỉnh tế, tiến hành quản lý, điều hành nền kinh tế bằng tổng hợp các phương pháp quản lý, trong đó có cả những biện pháp gián tiếp, khuyến khích sự tự nguyện, tự giác, kết hợp với những biện pháp bắt buộc, cưỡng chế.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật, nhất là những vấn đề liên quan đến sở hữu, quyền tự do kinh doanh, liên quan đến cạnh tranh của các doanh nghiệp... cần được thể hiện rõ trong luật.
* Thực hiện tốt nguyên tẳc tập trung dàn chủ trong quản lý nhà nước về kinh tế
Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về kỉnh tế, hiện nay nguyên tắc này được thể hiện tiên hai nội dung chủ yếu sau đây:
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thống nhất của Nhà nước Trung ương đỉ đôi vói phân cấp quản lý cho địa phương. Để thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước Trung ương tập trung quản lý ở tầm chiến lược, tầm vĩ mô bao gồm việc hoạch định chiến lược, chính sách quốc gia, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách kinh tế lớn có tác dụng chung cho toản bộ nền kinh tế, coi trọng phát triển kỉnh tế vùng. Chính quyền địa phương có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định những vấn đề của địa phương, đặc biệt là kế hoạch đầu tứ cho khu vực công cộng, thu chi ngân sách, về tổ chức và nhân sự hành chính địa phương, xử ỉý các vụ việc hành chính.
Tăng cường phối hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Cơ quan Trung ương có trách nhiệm quản lý theo ngành trên phạm vi cả nước bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội trên phạm vỉ lãnh thổ, kể cả kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật đổi vái các cơ quan Trung ương hoạt động trên địa bàn lãnh thổ, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả và thông suốt.
* Tập trung mọi nguồn lực thực hiện tốt ba khâu đột phả chiển lược: hỏàtt thiện thể chể kinh tể thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đẫ được Đại hội XI của Đảng xác định, Đại hội XII của Đảng cũng nêu, nhằm trực tiếp giải quyết ba điểm nghẽn, cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước. Đe thực hiện được những nội dung này đòi hỏi nhiều biện pháp cụ thể, đồng bộ, ỉiên quan đến tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kỉnh tế. Trước mắt cần tập trung:
Sắp xếp và chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản ỉỷ nhà nước về kỉnh tế, đảm bảo cho bộ máy tiiứi gọn, đủ khả năng quản lý và xử lý tốt các vấn đề nảy sinh trong nền kỉnh tế thị trường, tập trung vào quản lý kinh tế vĩ mô, xóa bỏ chế độ chủ quản đối vái doanh nghiệp nhà nước.
Cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện, giảm đến mức tối đa các thủ tục hành chính và tình trạng quan liêu, phiền hà đối với nhân dân và các doanh nghiệp. Cải cách nền hành chính là yêu cầu củã nhiều quốc gia, nhưng đối với nước ta hiện nay đây là một nhiệm vụ hết sức cấp bách nhằm xây dựng một Nhà nưóc thực sự của dân, do dân, vì dân, có khả năng quản lý nền kinh tế đang ừong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực phát triển, nâng cấp một bước quan trọng hệ thống giao thông trọng điểm của quốc gia bao gồm cả đường bộ, đường sẳt, đường thủy, đường hàng không...
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tiến tói cải cách toàn diện, triệt để hệ thổng giáo dục, đào tạo theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
* Nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế, đẩy mạnh úng dụng thành qụả cửa cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Triển khai và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa xn về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mói.
Rà soát, điều chinh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên qúan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp điều hành giữa các bộ, ngành, địa phương trong thực thi các cam kết hội nhập và tiếp cận thị trường. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Nâng cao năng ỉực phòng ngừa, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế.
Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóã ừong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nưóc. Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng nhanh nhạy trưóc các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, giữ vững ổn định chính trị-xã hội. Thực hiện các biện pháp cụ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tranh thủ đi tắt, đón đầu, tận dụng những cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kỉnh tế, trong đỏ chú trọng phảt triển các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, nông nghiệp công nghệ cao...
* Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Tăng cường công tác kiểm ừa, giám sát, sơ kết, tổng kết; kịp thời phát hiện và giải quyét đúng đắn những vấn đề lớn, quan trọng, phức tạp về kinh tế - xã hội của đất nưóc. Tăng cường sự phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tu pháp.
Đẩy mạnh cải cách tư pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt động hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế. Bảo đảm an ninh, bật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp vào việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Phát huy vai trò giám sảt, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Mở rộng thu thập ý kiến đánh giá từ doanh nghiệp và người dân đối với quá trình triển khai thực hiện đường Ịối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia vào các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ, thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ toợ doanh nghiệp thâm nhập, phát triển thị trường.
* Đổi mói quản trị nhà nước, xây dạng Nhà nuức kiến tạo
Đổi mới phương thức quản trị nhà nước; thực hiện đúng đắn và đầy đủ chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Điều hành nền kinh tế không chỉ bảo đảm mục tiêu ngắn hạn mà còn hướng tói thực hiện các mục tiêu trung và dài hạn. Đổi mới căn bản và toàn diện công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kỉnh tế-xã hội, đầu tư công và tài chính công thực sự theo cơ chế thị trường, khắc phục tình trạng “xin - cho”, chủ quan, duy ý chí.
Nghiên cứu, rà soát, đổi mới việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm phâp luật, bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, ổn định và dự đoán được của pháp luật.
Kiên quyết đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Ở nước ta đang trong thời kỳ đổi mớì, cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp chưa hoàn toàn bị xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ra đời chưa đồng bộ là điều kiện tốt cho tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phát triển, vừa cản ừở sự phát triển 'của đất nưóc, vừa làm mất uy tín và làm suy yếu hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân trong hoạt động kinh tế và tham gia quản lý kinh tế, trong vỉệc phát hiện, tố cáo, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai