LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 1
Tổng lượt truy cập: 6
Số người on-line: 1

BÀI TUYÊN TRUYỀN VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

Ngày đăng bài: 02/08/2021
Bài tuyên truyền viêm da nội cục trên trâu bò và cách phòng chống
- Bệnh Viêm da nổi cục còn gọi là bệnh da sần, bệnh truyền nhiễm do vius gây ra trên trâu, bò và không lây bệnh sang người.
- Đường truyền lây bệnh chủ yếu qua côn trùng đốt như: Muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò, mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp giữa gia súc bị bệnh và gia súc khỏe mạnh;
- Bệnh thường xảy ra theo mùa, trong điều kiện thời tiết ấm, độ ẩm cao, làm giảm sản lượng sữa, giảm khả năng sinh sản, tổn thương da, giảm tăng trọng; bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời. Bò cái mang thai có thể sảy thai và chậm động dục trong vài tháng.
Triệu chứng, bệnh tích
- Trâu bò mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, có thể trên 41°C, bỏ ăn, suy nhược và gầy yếu.
- Giảm khả năng tiết sữa ở gia súc đang cho con bú.
- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.
- Sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi); thời gian ủ bệnh trung bình từ 4 - 14 ngày.
- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sần này có hình tròn, chắc và nhô cao trên da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.
- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi
- Chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.
Biện pháp phòng, chống bệnh
Áp dụng biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh sát trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng,…bằng hoá chất, vôi bột, tại các khu vực chăn nuôi; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tu sữa chuồng trại đảm bảo.
- Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ; định kỳ phun tiêu độc, khử trùng khu vực chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi; thu gom phân, chất thải đưa vào hố chứa phân, rắc vôi bột trên bề mặt và đậy nắp. Định kỳ mỗi tuần phun sát trùng 1 - 2 lần, xung quanh khu vực chuồng để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hoá chất sát trùng như: Benkocid, Iodine 10%,...
- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi, côn trùng hút máu,..tại khu vực chuồng nuôi.
- Tăng cường chế độ chăm sóc, cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ, đúng khẩu phần, thức ăn thô xanh (15 - 30 kg/con/ngày), bổ sung thức ăn tinh (1 -2 kg/con/ngày), vitamin C, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, tạo hệ miễn dịch cho gia súc.
- Chỉ nhập, tiếp nhận trâu, bò rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.
          Hiện nay, trên thế giới đã có vắc xin phòng bệnh VDNC. Vắc xin sẽ có hiệu lực sau tiêm 3 tuần. Gia súc cần được tiêm phòng trước khi mầm bệnh xâm nhiễm vào đàn. Một số phản ứng phụ tuy hiếm xảy ra, nhưng có thể gặp khi sử dụng vắc xin như sưng tại vị trí tiêm, nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con vật và các vết sưng sẽ biến mất trong khoảng 1 - 2 tuần; sốt nhẹ trong thời gian ngắn, có thể dẫn đến giảm sản lượng sữa. Một số loại vắc xin có khả năng thấp gây ra nốt sần nhỏ trên cơ thể hoặc bầu vú trong thời gian ngắn.
Một số hình ảnh bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò
                                                                                                                           Người viết: CBVHTT



THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai