LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 1
Năm hiện tại: 1
Tổng lượt truy cập: 14
Số người on-line: 1

Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của thực thi chính sách trong thời gian tới

Ngày đăng bài: 20/08/2020
Lê Huỳnh Lai
Khoa Nhà nước và Pháp luật
Chính sách công có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn ở chỗ nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước, nhân dân. Tính chính trị của chính sách công biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là công cụ quản trị, quản lý của nhà nước, phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tổn tại. Tính chất xã hội của chính sách công thể hiện ở chức năng xã hội của nhà nước, phục vụ xã hội, phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển.


Các chính sách phù hợp với lòng dân và xã hội, phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ được người dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cách nhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa học của chính sách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhà nước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Điều này cũng có nghĩa là khi ban hành chính sách công cần phải tính đến các điều kiện các nguồn lực để duy trì chính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễn cuộc sống.
Để làm rõ nội dung câu hỏi đã được nêu ra ở trên chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm sau:
*Khái niệm chính sách công: Chính sách công là tập hợp các quyết định liên quan đến nhau của nhà nước về việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyểt vấn đề thuộc lợi ích công cộng.
Mỗi chính sách vận động theo một quy trình, bao gồm 3 giai đoạn cơ bản: hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách.
Khái niệm đánh giá chính sách: là hoạt động để xác định một chính sách được thực hiện như thế nào. Một cách khái quát nhất, đánh giá chính sách là sự đánh giá cả về nội dung, việc thực hiệncác tác động của chính sách.
Khá niệm Thực thi chính sách: Thực thi chính sách chính là giai đoạn biến các ý đồ chính sách thành những kết quả thực tế thông qua hoạt động tổ chức của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhằm đạt được nhũng mục tiêu đã đề ra.
* Vai trò của nhà nước trong chính sách công
Một là, bảo vệ trật tự xã hội và tạo lập môi trường phát triển. Nhằm cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công cơ bản thuần túy như an ninh quổc gia, trật tự xã hội, quyền sở hữu tài sản, …đảm bảo để mọi người dân có được các cơ hội phát triển, nhất ỉà những người nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội. Hai là, theo đuổi sự hiệu quả. Trên cơ sở sử dụng quyền lực công và nguồn lực công, Nhà nước là chủ thể có khả năng can thiệp để theo đuổi sự hiệu quả.  Ba là, giảm thiểu những thất bại của thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng thúc đẩy sụ vận hành có hiệu quả của nền kinh tế. Song, thị trường làm nảy sinh sự độc quyền; tồn tạỉ tình trạng thông tin không hoàn hảo; không ngăn chặn tác động ngoại lai và làm gia tăng sự phân hóa giàu nghẻo, bất bình đẳng xã hội. Nên nhà nước có trách nhiệm giảm thiểu hay khắc phục những thất bại của thị trường.
Chức năng của chính sách công
Một là, chức năng định hướng phát triển. Thông qua việc đặt ra quy định chung để hũớng dẫn hành vi, hoạt động của các chủ thể trong xã hội theo những mục tiêu, phương hướng phát triển được nhà nước xác định, thể hiện bằng các quy định về những hành vi được phép hoặc không được phép làm, những hành vi được khuyến khích hoặc không được khuyến khích đối vói các chủ thể trong xã hội. Ngoài ra, còn được thực hiện thông qua phân bổ và sử dụng ngân sách củng các nguồn lực công sẵn có khác trong thẩm quyền quản lý của nhà nước.
Hai là, chức năng kích thích phát triển. Khi giải quyết các vấn đề của thực tiễn đời sổng xã hội, chính sách công xóa bỏ rào cản, đưa đến bước tiến triển mới và tạo thuận lợỉ cho quá trinh phát triển về sau. Quá trình này, đồng thời làm nảy sinh những thách thức, nhu cầu và động lực mới thúc đẩy quá trình phát triển.
Ba là, chức năng điều tiết. Do những khiếm khuyết, bất cập của thị trường và những hạn chế nằm ngay trong bộ máy nhà nước mà luôn tồn tại nhiều thách thức trong quá trình phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả, thiếu công bằng và bất bình đang, tiềm ẩn các nguy cơ về xung đột lợi ích và bất ổn xẫ hội, và đung dưỡng những nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Điều tiết là chức năng cơ bản có vai trò hết sức quan trọng, cho phép nhà nước chủ động giải quyết các thách thức nói trên, kiên trì theo đuổi mục tiêu phát triển của mình. Nhờ độc quyền sử dụng quyền lực chính trị và pháp lý, nên sự điều tiết bằng chính sách khá hiệu quả và thực tế, nó được sử dụng rất phổ biến.
Một số giải pháp 
Một là, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg, ngày 02-9-2016, của Thủ tướng Chính phủ  và  Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, cần coi phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhằm tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới.
Hai là, cân đối bố trí đủ nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc Chương trình 135 trong thời gian còn lại của giai đoạn để bảo đảm tiến độ tổ chức thực hiện. Theo đó, trong kế hoạch vốn giao hằng năm, cần giao chi tiết cho từng hợp phần, bảo đảm sự thống nhất ngay từ đầu. Chú trọng làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc đối tượng, cập nhật thông tin thường xuyên về hộ nghèo, về tình hình thực hiện các dự án, chính sách để có đủ căn cứ phục vụ cho công tác lãnh chỉ đạo và điều hành. Và đầu tư nguồn lực đúng đối tượng
Ba là, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cơ sở. Bên cạnh đó, cần gắn bồi dưỡng về chính trị - chuyên môn với giáo dục phẩm chất, ý thức tinh thần trách nhiệm của cán bộ cấp cơ sở. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII  về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Chỉ thị số 05-CT/TW  ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Bốn là, việc phát triển cộng đồng thông qua phương pháp thực hành công tác xã hội đã và đang được vận dụng và triển khai nhằm phát huy tính chủ động của người dân trong khâu lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại chính địa phương trong phát triển bền vững.  Năm 2020 còn lại của Chương trình 135, cần phát triển cộng đồng ra sao, hay làm thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, người nghèo, phụ nữ trong công tác lập kế hoạch và thực hiện nhằm phát huy nội lực, cũng như sự chủ động của cộng đồng trong phát triển kinh tế để thoát khỏi đói nghèo đang là câu hỏi lớn được đặt ra. 
Năm là, tăng cường hợp tác để huy động tổng hợp các nguồn lực, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp cho sự việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng cơ chế công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạch định và thực thi đường lối, chủ trương, chính sách; xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, sự độc quyền trên một số lĩnh vực. Hoàn thiện chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục lợi.
Sáu là, Phải làm tốt công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu rộng và thường xuyên để nhân dân, người nghèo ý thức được trách nhiệm tự vươn lên là chính, cộng đồng ý thức được việc tham gia giúp đỡ người nghèo, kịp thời phát hiện, nhân rộng được các gương điển hình, về sản xuất trong cộng đồng dân cư.
Bảy là, Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, phản biện xã hội việc thực hiện các chính sách và chương trình giảm nghèo cần được tổ chức thường xuyên ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách; thông qua đó để hạn chế các tiêu cực, lợi dụng chính sách, đồng thời phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Tám là,  Xác định phát triển sản xuất là giải pháp hàng đầu để xây dựng nông thôn mới, các chỉ tiêu về sản xuất nông nghiệp đều tăng theo từng năm và vượt so với kế hoạch đề ra. Đời sống của người dân khá ổn định, nhiều hộ gia đình biết kết hợp mô hình đa cây, đa con và mô hình kinh tế tập thể để vươn lên thoát nghèo thành khá, giàu.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, phấn đấu hoàn thành toàn bộ các mục tiêu của Chương trình 135, chủ trương tiếp tục thực hiện đồng bộ các dự án thành phần của chương trình và lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn cho Chương trình 135; tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ nhân dân phát triển kinh tế-xã hội ở các xã, thôn bản. Những nơi quá khó khăn, người dân sống rải rác sẽ tiến hành lồng ghép các dự án khác để quy hoạch, bố trí sắp xếp lại dân cư, gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất để  nhân dân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến, tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Rà soát lại mục tiêu của chương trình theo khung lộ trình thực hiện đã được phê duyệt, trên cơ sở đánh giá những mục tiêu đã đạt được, những mục tiêu chưa đạt được và trên định mức hỗ trợ hàng năm, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian còn lại của chương trình để đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa các nguồn vốn hỗ trợ, tránh dàn trải.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai