LIÊN KẾT WEBSITE


 

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 
Điện thoại:  0982628881    
Email:daksomei.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 1
Tổng lượt truy cập: 9
Số người on-line: 1

Quản lý Nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Ngày đăng bài: 11/04/2020
Lê Huỳnh Lai
Khoa Nhà nước và Pháp luật
DN là yếu tố quan trọng quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như cơ cấu nhiều thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. DN phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Có thể nói vai trò của doanh ngiệp không chỉ quyết định sự phát triển bền vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hóa các vấn đề xã hội. Vậy, để việc quản lý hoạt động của các DN vừa mang tính đảm bảo đúng định hướng, đúng luật nhưng vẫn tạo điều kiện để DN hoạt động và phát triển thì cần thực hiện tốt một số nội dung như sau:
Ban hành khung khổ pháp lý để DN hoạt động
Nhà nước ban hành khung khổ pháp lý chung tạo môi trường pháp lý cho DN hoạt động. Hệ thống luật tạo môi trường pháp lý cho DN bao gồm bốn loại:
Thứ nhất, luật pháp điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động, giải thể - phá sản DN bao gồm Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Phá sản.
Thứ hai, các luật chung quy định về quyền kinh doanh và môi trường kinh doanh nói chung như: Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Phá sản, Luật Đất đai, Luật Lao động...
Thứ ba, các luật riêng điều chỉnh quá trình thành lập, hoạt động của các DN các ngành và lĩnh vực đặc thù như kinh doanh ngân hàng, tài chính, dầu khí, khai thác tài nguyên, xuất khẩu lao động.
Thứ tư, các luật điều chỉnh quan hệ tài chính với Nhà nưóc bao gồm các luật thuế liên quan đến DN là đổi tượng nộp thuế.
Đối với DNNN, mặc dù không có văn bản luật dành riêng nhưng Nhà nước ủy quyền cho Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy dưới luật quy định về điều kiện thành lập, cơ chế quản lý, mô hình quản trị, cơ chế trả lương cho lãnh đạo DN.
Ban hành và thực hiện các chính sách đối với DN
Nhà nước tùy theo mục tiêu và định hướng chiến lược của mình ban hành các chính sách liên quan đến DN. Hệ thống chính sách này bao gồm các chính sách ưu đãi, các chính sách hạn chế và chính sách hỗ trợ theo tiêu chí ngành, lĩnh vực mà Nhà nước thấy cần thiết phải áp dụng chính sách. Các chính sách nàỵ phải bảo đảm nguyên tẳc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa DNNN và DN khu vực tư nhân. Đổi vói các DNNN, Nhà nưóc không có chính sách riêng nhưng có thể có chủ trương và biện pháp điều hành dành riêng cho các DN này trong đầu tư ban đầu, thoái vốn và bổ sung vốn Vinh doanh, ưu  tiên một số đơn hàng đặc biệt của Nhà nước liên quan đến an ninh - quốc phòng hoặc chính sách xã hội...                
Tổ chức bộ máy thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến DN
Ở nội dung này, quan trọng nhất là giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh. Theo tinh thần của Luật DN 2005, thủ tục đăng ký kính doanh phải chuyển đổi từ cơ chế xin - cho trước đây sang cơ chế đăng ký hiện nay. Ngoài ra, yêu cầu các cơ quan nhà nước phải chuyển sang cơ chế một cửa. về thời hạn, rút ngắn thời gian làm thủ tục xuống còn 7 ngày. Ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh, Nhà nước còn phải thực hiện các thủ tục khác cho DN như giải quyết thủ tục đầu tư và xây dựng, cấp các chứng chỉ QLNN về quyền sở hữu, bản quyền, sở hữu trí tuệ, tranh chấp, chia, tách, sáp nhập, họp nhất, giải thể, phá sản...
Trong tổ chức bộ máy, Nhà nước thực hiện các hoạt động đào tạo phục vụ cho DN. Các hoạt động đào tạo ở đây có hai mảng rõ rệt: trước hết, Nhà nưóc phải đào tạo về nghiệp vụ và kỹ năng cho bộ máy của Nhà nước về quản lý các DN, bảo đảm thực hiện đúng luật pháp và các định hướng phát triển của đất nước. Ngoài ra, Nhà nước còn phải tổ chức các hoạt động đào tạo hỗ trợ các DN về kiến thức luật pháp, phát triển các kỹ năng kinh doanh cho người quản lý DN, phát triển tay nghề cho công nhân lành nghề...
Kiểm tra, thanh tra hoạt động của DN
Việc kiểm tra, thanh tra hoạt động của DN phải được tiến hành thưòng xuyên nhưng không được chồng chéo, gây cản trở hoạt động kinh doanh của DN. Mục đích của kiểm tra, thanh tra DN là kiểm tra sự tuân thủ pháp luật, tuân thủ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, kiểm tra các vụ việc đột xuất. Để tránh chồng chéo trong kiểm tra, các cuộc kiểm tra thanh tra phải có kế hoạch rõ ràng, thông báo trước cho DN, tiến hành nhanh chóng, chuyên nghiệp và hiệu quả. Các cuộc kiểm tra phải được kết luận với những đánh giá rõ ràng, minh bạch, bảo đảm mục tiêu của kiểm tra và công bằng, dân chủ đối với DN.
 Thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với các DNNN
Đối với DNNN, ngoài việc QLNN với DN nói chung, Nhà nước còn phải thực hiện chức năng chủ sở hữu. Về mặt nguyên tắc, Nhà nước có thể thực hiện quyền sở hữu của mình thông qua hội đồng quản trị/hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty như Luật DN 2014 quy định. Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện quyền sở hữu thông qua các định chế này và đã khá thành công trong quản lý DN. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các định chế nêu trên hoạt động chưa hiệu quả. Thực hiện chức năng này, Nhà nước tiến hành các công việc sau đây:
Thứ nhất, hoạch định và giám sát thực hiện chiến lược phát triển các DNNN trong hệ  thống  DN của quốc gia. Để thực hiện công việc này, Nhà nưóc phải xác định rõ mục tiêu phát triển dài hạn của các DNNN về ngành nghề, phạm vỉ, quy mô, tốc độ. Đồng thòi, cân đối đủ các nguồn lực cần thiết, xác định rõ lộ trình thực hiện các mục tiêu. Xu hướng chung về chiến lược phát triển DNNN là ngày càng thu hẹp về số lượng và phạm vi, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm cần thiết, tăng quy mô và sức mạnh cùa các DN cụ thể. Vịệc bảo đảm vốn đầu tư và phát triển mói cho các DNNN phải dựa trên nguyên tắc tự tích lũy từ chính hoạt động của các DN, cộng với quyền điều chuyển, thoái vốn của Nhà nước từ các DN cạnh tranh có hiệu quả thông qua cổ phần hóa, bán cổ phần nhà nước.
Thứ hai, thực hiện các thủ tục thành lập, quản lý và bổ nhiệm cán bộ đối  với các DNNN. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước phải tiến hành các thủ tục cần thiết về thành lập mới DNNN và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo quản lý DN. Trong quá trình hoạt động, Nhà nước thực hiện các nghiệp vụ quản lý cán bộ lãnh đạo DNNN thuộc diện Nhà nước bổ nhiệm hoặc tuyển dụng, tiến hành các thủ tục về bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới, miễn nhiệm, kỷ luật đối với các cán bộ lãnh đạo DN thuộc diện quản lý của cơ quan chủ quản. Khi DNNN không còn lý do để tiếp lục hoạt động với tư cách sở hữu nhà nưác, Nhà nưóc tiến hành thoái vốn hoặc làm thủ tục sáp nhập, giải thể, phá sản theo quy định của luật pháp.
Thứ ba, quản lý vốn nhà nước tại DNNN. Nhà nước thực hiện nội dung này thông qua các nghiệp vụ xác định vốn hoặc đánh giá lại vốn nhà nước tại DN, ra quyết định giao vốn, quyết định đầu tư tăng vốn, giảm vốn, điều chuyển vốn tại các DNNN, cần lưu ý là Nhà nước chỉ nên quản lý vốn chứ không quản lý tài sản tại DN. Quyền sử dụng vốn, quản lý tài sản trong kinh doanh thuộc về bộ máy quản trị DN.
Thứ tư, xác lập các mô hình quản lý công ty (Coopomte Govemance) và giám sát phù hợp và hiệu quả. Mô hình quản lý công ty thích hợp sẽ quyết định hiệu quả quản lý đối với DN. Trên thế giới đã có nhiều mô hình quản lý khác nhau với những ưu, nhược điểm khác nhau. Một số quổc gia chỉ áp dụng một mô hình quản lý công ty đối với các DNNN và đã rất thành công trong thực tế như Singapore. Nhà nước Việt Nam cần tìm tòi, khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của các mô hình quản lý, tổ chức triển khai áp dụng rộng rãi mô hình trong tổ chức quản lý các DNNN.
Một số giải pháp mang tính định hướng chủ yếu:
Tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng, thực hiện bình đẳng trong kinh doanh
Về nguyên tắc, Đảng và Nhà nưóc ta chủ trương thực hiện sự bình đẳng giữa các loại hình DN. Nhà nước tiếp tục đổi mới chá độ quản lý DN theo hướng xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa các loại hình. Nhà nước đã ban hành Luật Khuyến khích cạnh trash và chống độc quyền, mở rộng quyền kinh doanh cho các loại hình DN... Thực hiện ưụ tiên, ưu đãi nhất định đối với một số loại hình DN vừa và nhỏ trong nước; cấp tín dụng với lãi suất ưu đãỉ và thủ tục dễ dàng hơn để phát triển sản xuất các ngành ưu tiên; một số DNNN được phép độc quyền trong một thời hạn nhất định...
Cải tiến các thủ tục hành chính trong quản lý DN
Về thủ tục thành lập, tiếp tục đổi mới theo hưóng đơn giản hóa: Từ cơ chế xin - cho sang cơ chế đăng ký; về cơ chể xử lý tranh chấp giữa DN, sẽ cải tién theo hướng tăng cưòng hơn nữa vai trò của các thiết ché hòa giải, trọng tài, chỉ những vụ việc phức tạp, làm tổn hại lón đến quyền lợi của các bên liên quan mới dùng thiết chế tòa án; Về xử lý giải thể, phá sản cần cải tiến thủ tục và hiệu lực của giải pháp giải thể DN khi cần thiết
Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đối với DN
Nhà nước ban hành các chính sách hỗ trợ đối với DN và phải thay đổi tùy theo sự thay đổi về mục tiêu phát triển đất nưóc phải bảo đảiri tính hệ thống, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh.
Các chính sách của Nhà nước phải cổ tính dự báo trước (đoán định được) để các DN thích ứng kịp thời và hưởng ứng thực hiện; tuân thủ nguyên tẳc công khai, minh bạch; cần có sự tổng kết, đánh giá các chính sách để liên tục hoàn thiện và ban hành các chính sách mới.
Cải tiến, nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh tra, giám sát các DN
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm ừa, thanh tra các DN theo chức năng, nhiệm vụ về kiểm tra, thanh ừa quy định trong Luật DN và các luật liên quan, bảo đảm bình đẳng về thanh tra, kiểm ứa của Nhà nước đối với các loại hình DN.
Hoàn thiện chế độ giám sát tài chính ở cả ba loại DN, bảo đảm các kết quả tài chính sát thực, công khai, minh bạch, gắn với trách nhiệm giải trình của các DN, chống các hiện tượng chuyển giá, hạch toán sai theo kiểu “lòi giả, lỗ thật” hoặc “lòi thật, lỗ giả”.
Cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát DN, chống các hiện tượng tham nhũng, câu kết, móc ngoặc trong thanh tra, xâm phạm lợi ích của cộng đồng dân cư hoặc lợi ích nhà nước.
Tổ chức, sắp xếp lại (tái cấu trúc) các DNNN
Tổ chức, sắp xếp lại các doạnh nghiệp nhà nước luôn là giải pháp trọng tâm. và đã làm nhiều lần, nhưng lần này, với tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, khóa XI và Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII, giải pháp này được đặc biệt chú trọng với tên gọi mới là tái cấu trúc với tinh thần, nội dung mới.
Xác lập cơ chể quản lý của Nhà nước rõ ràng, minh bạch, hiệu quả
Một là, phân định rành mạch hơn hoạt động QLNN với hoạt động quản trị kinh doanh thuộc quyền tự chủ của DN. Chế độ chủ quản phải được xác lập rỗ ràng, không chồng chéo, không lẫn lộn về chức năng các cơ quan QLNN.
Hai là, làm rõ các nội dung, ban hành thể chế, thực hiện triệt để chế độ đại diện chủ sở hữu của Nhà nước tại các DNNN thông qua cơ chế giao vốn, cơ chế điều chuyển vốn, giao mục tiêu và nhiệm vụ phát triển DN, cơ chế tài chính, giám sát tài chính.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác xác định và giám sát mục tiêu phát triển chiến lược các DNNN.
Bổn là, thử nghiệm và khẳng định các mô hình, cơ chế tìm nguồn, bổ nhiệm, đánh giá các cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các DNNN.
Ban hành các chính sách thích hơp đối với các DNNN
Thứ nhất, chính sách về bảo toàn và phát triển vốn. Phải làm rõ trách nhiệm, quyền hạn và lọi ích của người đúng đầu, tập thể lãnh đạo và toàn bộ DN đối với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn. Các tiêu chí đánh giá về mức độ bảo toàn và phát triển vốn cũng phải được soạn thảo và áp dụng.
Thứ hai, chính sách sử dụng các nguồn lực do Nhà nước giao, đặc biệt là nguồn lực đất đai, tài nguyên, quyền kinh doanh, tránh tình trạng lợi dụng, lạm dụng quyền hạn trong kinh doanh.
Thứ ba, chính sách đối với các DNNN kinh doanh độc quyền, đặc biệt là các DN độc quyền tự nhiên.
Thứ tư, chỉnh sách ưu đãi khỉ giao cho các DNNN thực hiện những nhiệm yụ đầu tư phát triển các ngành trọng điểm hoặc thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Thứ năm, chính sách hỗ trợ đào tạo các ngành nghề phát triển trọng điểm quốc gia giao cho DNNN như điện hạt nhân, công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng...
Đổi mới và hoàn thiện QLNN đối vói DN là hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong hệ thống quản lý của Nhà nước. Sự thành công của lĩnh vực này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng định sự đúng đắn và góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới thành công, sự phát triển của nền kinh tế.

THÔNG BÁO

TIN ẢNH

THĂM DÒ Ý KIẾN

Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
 
 
 
 

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai