Đảng bộ huyện Đak Đoa học tập Bác bằng những việc làm thiết thực

22/07/2021
       Giai đoạn 2016-2021, Đảng bộ huyện Đak Đoa đã đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh...
Hình ảnh: Các tập thể và cá nhân được huyện Đak Đoa khen thưởngvề thành tích xuất sắc
trong thực hiện các phong trào thi đuayêu nước, xây dựng huyện nhà phát triển.
       Ông Y Đức Thành - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Đoa cho biết: “Trên cơ sở Chỉ thị số 05-CT/TW, các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hằng năm, cùng các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân huyện nhà, coi việc thực hiện là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài. Các tổ chức cơ sở Đảng đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ phù hợp thực tế của đơn vị, địa phương để thực hiện”.
       Một trong những nét nổi bật trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Đảng bộ huyện là việc triển khai phong trào thi đua dân vận khéo theo tinh thần các nghị quyết của Đảng. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Y Đức Thành thông tin thêm: “Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo định hướng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị xây dựng phong cách làm việc gần dân, sát dân, tôn trọng dân, quan tâm chăm lo đời sống nhân dân. Qua đó, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức cũng như hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ huyện đến cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả phong trào thi đua dân vận khéo ở cơ sở”.
       Thường trực và các ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy còn thường xuyên  đi cơ sở và nắm bắt những khó khăn, bức xúc của nhân dân để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. Huyện cũng đã tổ chức nhiều buổi đối thoại giữa bí thư Huyện ủy và chủ tịch UBND huyện với bí thư các chi bộ thôn, làng, tổ dân phố, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Định kỳ, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện chủ trì tiếp dân, tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, kịp thời xem xét chỉ đạo ngành chức năng giải quyết.
       UBND huyện đã quan tâm bố trí các chương trình dự án và các nguồn lực, chính sách đầu tư, triển khai kế hoạch giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị 2 cấp của huyện, cùng các ngành và đơn vị liên quan, các xã, thị trấn triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, cấp hàng chính sách cho đồng bào sinh sống tại vùng khó khăn, tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật, phổ biến các mô hình sản xuất chăn nuôi hiệu quả cho trên 1.700 lượt người dân, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề chăn nuôi cho 119 hộ thiếu đất sản xuất... Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn hơn 4%... Bên cạnh đó, MTTQ và các tổ chức đoàn thể đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân. Theo Chủ tịch Hội nông dân huyện, ông Y Djit: “Hội đã phối hợp các tổ chức tín dụng tín chấp cho hội viên và nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Phối hợp tổ chức tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 5.750 lượt nông dân, cấp hơn 200 bò sinh sản, tín chấp hơn 2.550 tấn phân bón trả chậm cho hội viên, nông dân, phối hợp hỗ trợ cây giống cho hội viên tái canh hơn 1.000 ha cà phê... Đồng thời, thường xuyên vận động nông dân hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Mot-goc-Trung-tam-huyen-Đak-Đoa.pngHình ảnh: Một góc trung tâm huyện Đak Đoa
       Các cơ quan đơn vị của huyện đã thường xuyên duy trì việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW và các chuyên đề hàng năm. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Hai bộc bạch: “Thông qua thực hiện các phong trào thi đua của ngành và công tác chuyên môn cụ thể, đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường đã thiết thực học tập và làm theo Bác bằng sự không ngừng học tập, rèn luyện về nhận thức chính trị, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng giáo dục, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về chất lượng dạy và học giữa các vùng, xây dựng trường học thân thiện, xanh, sạch, đẹp và an toàn, phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện nhà. Hàng năm, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp tiểu học từ 98% trở lên, tốt nghiệp THCS từ 99% trở lên... Bình quân mỗi năm học có khoảng 150 sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên được công nhận ở cấp cơ sở và cấp tỉnh, gần 900 lượt cá nhân đạt các danh hiệu thi đua, hàng trăm giáo viên giỏi các cấp...”.
Chi-bo-giao-duc.pngHình ảnh: Chi bộ Phòng GD&ĐT huyện, luôn chú trong công tác tham mưu lãnh  đạo đội ngũ cán bộ,
giáo viên các trường học tập và làm theo Bác phát triển sự nghiệp giáo dục huyện nhà
       Tương tự ở các xã, thị trấn, tiêu biểu như Đảng bộ Kon Gang vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã gắn việc học tập và làm theo Bác vào công tác lãnh đạo tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Ngoài thực hiện tốt chế độ chính sách cho hộ nghèo và gia đình chính sách và người có công cách mang, đối tượng bảo trợ xã hội, xã quan tâm nhiều giải pháp hướng dẫn việc chuyển đổi sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế, cải thiện cuộc sống của người dân, hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ... Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã còn phối hợp với chính quyền, đoàn thể xã triển khai thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn khoảng 10%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 22 triệu đồng/năm...”.
       Tại các thôn làng của xã Glar đã xây dựng mô hình sử dụng quỹ đất chung để làm vườn cà phê tập thể của thôn làng, tổng diện tích hiện nay gần 14 ha. Qua đó, hàng năm các thôn làng đã bổ sung nguồn kinh phí chung, để phục vụ  các hoạt động của làng và xây dựng, sửa chữa các công trình hạ tầng thiết thực cho đời sống người dân. Bà Nhêm - Chủ tịch Hội nông dân xã Glar cho hay: “Nhờ đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên hầu hết các vườn cà phê tập thể trên địa bàn xã đều phát triển tốt và cho năng suất, sản lượng cao. Các thôn làng đã góp hơn 1 tỷ đồng từ nguồn lợi vườn cà phê tập thể để lắp đặt 30 trụ điện, kéo 800 m đường dây điện, xây dựng 1 trạm biến áp, 1 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn làm hơn 3 km đường bê tông liên thôn, giúp vốn vay cho hơn 100 lượt hộ nghèo, khó khăn sản xuất, chăn nuôi… Thông qua mô hình này, đã tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư ở các làng và xây dựng nông thôn mới. Mới đây, thôn Dôr 2 và thôn Dơk Rơng được UBND huyện công nhận làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy”.
       Bà Lê Thị Huệ - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đak Đoa cho biết thêm: “Qua thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, trong 5 năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy đã biểu dương, khen thưởng 50 tập thể và 81 cá nhân có thành tích trong học tập và làm theo Bác. Các tổ chức cơ sở Đảng đã biểu dương, khen thưởng hơn 30 tập thể và 180 cá nhân, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội 2 cấp huyện xã đã biểu dương, khen thưởng 97 tập thể và 106 cá nhân. Đồng thời, có 4 tập thể và cá nhân được tỉnh biểu dương khen thưởng, có 9 tập thể và cá nhân điển hình được nêu gương trong sách người tốt, việc tốt làm theo gương Bác”.
                                                                                                     
                                                                                              Bài, ảnh: THANH NHẬT    

CÁC TIN KHÁC

    3       ...