CHUYÊN MỤC









THĂM DÒ Ý KIẾN

Thăm dò về thủ tục hành chính của huyện Bạn đánh giá như thế nào về thủ tục hành chính của huyện?
 
 
 

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC LAI CẢI TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀN BÒ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Ngày đăng bài: 11/05/2021
       Là địa phương có lợi thế về mặt đất đai, nguồn lao động. Trong thời gian qua, huyện Đak Đoa đã tập trung triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi nâng cao chất lượng đàn bò, phát triển kinh tế có hiệu quả.
      Trước đây, đàn bò của huyện Đak Đoa có khoảng 95% là giống bò vàng địa phương, năng suất và trọng lượng đạt thấp. Vì vậy, các cấp ngành, địa phương xem chương trình lai cải tạo đàn bò là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Từ năm 2002, huyện Đak Đoa đã xuất nguồn kinh phí sự nghiệp hỗ trợ người dân đẩy mạnh lai cải tạo đàn bò bằng phương pháp phối tinh nhân tạo. Trung bình mỗi năm toàn huyện có khoảng gần 500 bò cái được phối tinh nhân tạo. Được biết, nhờ các chương trình, dự án lai cải tạo đàn bò, đến nay tỷ lệ bò lai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã chiếm trên 55% tổng đàn. Hy vọng rằng, thời gian tới  dự án lai cải tạo đàn bò phát triển rộng khắp trên địa bàn huyện, số lượng đàn bò sẽ tăng, cùng với đó năng suất và chất lượng thịt sẽ được nâng cao. Theo đó, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đàn bò trên địa bàn huyện, cụ thể:


Ảnh minh họa (Nguồn Intermet)
        Phòng Nông nghiệp và PTNT: Quản lý chặt chẽ các đơn vị cung cấp con giống, tinh bò nhằm xác định được nguồn gốc con giống, cung cấp con giống chất lượng tốt, an toàn dịch bệnh; xây dựng chuỗi sản xuất, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, tập trung cải thiện, nâng cao hiệu quả các kênh phân phối đã hình thành; phối hợp, hỗ trợ và điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất con giống, chăn nuôi bò thịt; liên doanh, liên kết trong các hoạt động đầu tư phát triển chăn nuôi giống bò thịt, tận dụng và khai thác tối đa thế mạnh của doanh nghiệp (thức ăn chăn nuôi, con giống, quy trình, kỹ thuật chăn nuôi,...) trong sản xuất kinh doanh, khai thác các nguồn lực sẵn có; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp cho người chăn nuôi hiểu được ý nghĩa của việc cải tạo đàn bò theo hướng chất lượng, giá trị bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
       Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp: Tăng cường công tác lai cải tạo đàn bò bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo các dòng tinh bò chất lượng cao như: Brahman, Angus, Droughmaster, BBB và Charolais ... nhằm cải thiện tầm vóc, thể trọng đàn bò và chất lượng thịt bò; Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho hộ chăn nuôi nắm được các vấn đề tổng quan về thụ tinh nhân tạo bò, yêu cầu chọn bò cái nền, hoạt động sinh sản ởbò cái, kỹ thuật phát hiện động dục ở bò cái cũng như cách phát hiện thời điểm phối giống thích hợp để có tỷ lệ phối giống có chửa đạt cao nhất; Hướng dẫn các địa phương thực hiện lai cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo kết hợp với trồng cỏ và sử dụng phụ phẩm công nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt để giảm giá thành sản phẩm; Phối hợp với UBND các xã, thị trấn tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đổi mới quy trình công nghệ nhằm chuyển từ chăn nuôi bò nhỏ lẻ, tận dụng, phân tán sang chăn nuôi trang trại tạo hàng hóa để tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường; Xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi bò thịt đồng bộ theo hướng VietGAP, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò thịt theo hướng tập trung thúc đấy phát triển chăn nuôi trang trại, sản xuất hàng hóa, kiểm soát dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn năng lượng từ chất thải (biogas).
       Bên cạnh đó, UBND các xã, thị trấn: Đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền hộ dân tham gia thực hiện các biện pháp lai cải tạo đàn bò như phối tinh nhân tạo, những địa phương chưa có dẫn tinh viên có thể sử dụng bò đực giống có tỷ lệ máu lai cao phối trực tiếp với bò cái nhằm cải tạo tầm vóc, thể trạng đàn bò. Trực tiếp hướng dẫn hộ chăn nuôi mở rộng diện tích trồng cỏ đồng thời tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm chủ động nguồn thức ăn cho bò. Quản lý và kiểm soát chặt chẽ quy trình chăn nuôi tại hộ dân đảm bảo an toàn, sạch bệnh, bảo vệ môi trường; Mỗi địa phương tiến hành chọn lọc người có năng lực, tâm huyết với công tác phối tinh nhân tạo bò cử đến các cơ sở đào tạo dẫn tinh viên nhằm tạo hệ thống mạng lưới dẫn tinh viên rộng khắp trên địa bàn đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giúp công tác lai cải tạo đàn bò đạt hiệu quả./.
 
                                                                                         Nguyễn Nở - NNPTNT

THÔNG BÁO

TIỀM NĂNG & PHÁT TRIỂN

TRACUU11.png
DNCongCP.png

xloicd.jpg
duongdaynong-(3).png

TIN ẢNH

PHÓNG SỰ CHUYÊN ĐỀ

THÔNG TIN CẦN BIẾT

LIÊN KẾT WEBSITE

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

Văn phòng 
Điện thoại:  (0269)3831178           
Địa chỉ gửi tin về Ban biên tập: vhtt.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 3
Năm hiện tại: 8
Tổng lượt truy cập: 51
Số người on-line: 1

Other

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai