CHUYÊN MỤC









THĂM DÒ Ý KIẾN

Thăm dò về thủ tục hành chính của huyện Bạn đánh giá như thế nào về thủ tục hành chính của huyện?
 
 
 

NHỮNG CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐAK ĐOA.

Ngày đăng bài: 17/01/2023
        Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp để phục hồi và thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương sau đại dịch Covid-19, kết thúc năm 2022, huyện Đak Đoa đã thực hiện cơ bản đạt các chỉ tiêu chủ yếu của năm theo chỉ tiêu Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện và Hội đồng nhân dân huyện đã đề ra.
        Trong phát triển kinh tế, xác định nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, huyện đã tập trung xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và triển khai thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Bên cạnh đó, huyện còn chú trọng thành lập các tổ hội, nông hội, tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo sự liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chú trọng thực hiện việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm nông nghiệp, duy trì việc tổ chức chợ phiên nông sản an toan hằng tháng để tạo kênh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm OCOP của địa phương đến người tiêu dùng; Phát triển các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, các dự án liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.


Ảnh: Công nhân đang chế biến chanh dây
        Đến nay, huyện Đak Đoa đã xây dựng được Chuỗi sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C liên kết với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp Gia Lai với quy mô 370ha; chuỗi sản xuất rau củ quả an toàn tại xã Tân Bình liên kết với Công ty TNHH Hương Đất An Phú Gia Lai; chuỗi sản xuất hồ tiêu sạch bền vững, cây ăn quả có múi liên kết với Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang. Đồng thời đã xây dựng được mô hình sản xuất 16ha hồ tiêu theo chuẩn hữu cơ của Mỹ và Châu Âu, 14ha hồ tiêu sản xuất theo quy trình thâm canh bền vững; 9ha cây ăn quả có múi theo hướng VietGAP; trên 20ha chuyên sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ. Đặc biệt đối với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đã xây dựng được 32 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó có 5 sản phẩm đạt 4 sao là bộ 3 sản phẩm Tiêu hữu cơ Lệ Chí và 02 sản phẩm bò khô Huy Vũ. Các sản phẩm này đã được Bộ Công thương chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
KTXH-2-(1).png
Ảnh:  Bộ 3 sản phẩm Tiêu hữu cơ Lệ Chí của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang
được Chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
        Cùng với tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng các phương thức sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, Huyện cũng đã tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi theo theo hướng gia trại, trang trại, gắn với xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện trên địa bàn huyện có 02 trang trại nuôi bò quy mô nhỏ, 03 trang trại nuôi heo quy mô lớn, 06 trang trại nuôi heo quy mô vừa và 04 trang trại nuôi gia cầm quy mô vừa và nhỏ, toàn huyện tổng đàn gia súc, gia cầm trên 366.540 con, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất, chăn nuôi phát triển đã góp phần nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người của huyện lên 51 triệu đồng/người/năm, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
KTXH-3-(1).png
Ảnh: Khai mạc Hội chợ việc làm năm 2022.
        Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch cũng có bước phát triển đáng kể, với tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp-xây dựng đạt 2.777 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng so với năm 2021; tổng giá trị của ngành dịch vụ đạt 3.615 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với năm 2021. Kinh tế nông nghiệp, công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ phát triển đã góp phần đưa tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 92 tỷ 411 triệu đồng, đạt 182,3% chỉ tiêu nghị quyết. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa-xã hội cũng có bước phát triển đáng kể, các chính sách đền ơn, đáp nghĩa được triển khai thực hiện đạt hiệu quả; các chính sách an sinh xã hội được triển khai gắn với chương trình giảm nghèo bền vững. Trong năm, toàn huyện đã có 639 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 10,44% theo tiêu chí hiện hành, giảm 2,34% so với cùng kỳ năm 2021.
        Những kết quả đã đạt được trong năm 2022 sẽ tạo đà cho huyện Đak Đoa tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023, trong đó có 3 chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình giảm nghèo bền vững, chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn./.
 
                                                                                          Thu Hoài – Đak Đoa
 

THÔNG BÁO

TIỀM NĂNG & PHÁT TRIỂN

TRACUU11.png
DNCongCP.png

xloicd.jpg
duongdaynong-(3).png

TIN ẢNH

PHÓNG SỰ CHUYÊN ĐỀ

THÔNG TIN CẦN BIẾT

LIÊN KẾT WEBSITE

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

Văn phòng 
Điện thoại:  (0269)3831178           
Địa chỉ gửi tin về Ban biên tập: vhtt.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 62
Tổng lượt truy cập: 62
Số người on-line: 1

Other

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai