CHUYÊN MỤC









THĂM DÒ Ý KIẾN

Thăm dò về thủ tục hành chính của huyện Bạn đánh giá như thế nào về thủ tục hành chính của huyện?
 
 
 

Thông báo từ trạm bảo vệ thực vật huyện về tình hình sau bệnh trong tháng 7 và dự báo tình hình sâu bệnh tháng 8/2014

Ngày đăng bài: 18/08/2014
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
1. Thời tiết khí hậu: trên địa bàn trung tuần đến cuối tháng 7 thời tiết ban ngày nắng, chiều tối có mưa rải rác, từ đầu tháng 8 thời tiết thuận lợi tạo điệu kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh hại phát triển mạnh.
2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây trồng:
- Cây lúa: hiện tại nhân dân đã xuống giống được 4.525ha (trong đó lúa địa phương 1.500ha)
+ Trà sớm: đang trong giai đoạn làm đòng; diện tích: 986ha.
+ Trà chính vụ: đang trong giai đoạn đẻ nhánh; diện tích: 2.039ha
- Cây rau: (họ Thập tự), các giai đoạn sinh trưởng.
- Cây tiêu: đang trong giai đoạn nuôi quả; diện tích 704,3ha (trong đó: diện tích kinh doanh 495ha; kiến thiết cơ bản 209,3ha).
- Cà phê: đang trong giai đoạn nuôi quả; diện tích: 13.225 ha (trong đó diện tích tái canh 292,5 ha).
- Cao su: đang trong giai đoạn khai thác; diện tích: 10.146 ha (trồng mới 201 ha).


II. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ NGÀY 16/7/2014 ĐẾN 15/8/2014:
1. Cây lúa: Vụ mùa.
+ Trà sớm: làm đòng, bệnh đốm nâu gây hại với tỷ lệ bệnh (TLB) trung bình 8,6%, cao 30%, diện tích nhiễm (DTN) nhẹ 40ha (tập trung chủ yếu tại địa bàn các xã GLar, ADơk và thị trấn Đak Đoa). Sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 5,0 con/m2, cao 20 con/m2, DTN nhẹ 50ha, rầy lưng trắng, sâu đục thân gây hại rải rác.
+ Trà chính vụ: đẻ nhánh, tuyến trùng gây hại tỷ lệ hại (TLH) trung bình 5,0%, cao 10%, sâu cuốn lá nhỏ gây hại mật độ 3,5 con/m2, cao 20 con/m2, đốm nâu, rầy lưng trắng, bọ trĩ gây hại rải rác.
2. Cây rau (họ thập tự): sâu tơ, thối nhũn gây hại rải rác.
3. Cây cà phê: nuôi quả, bệnh gỉ sắt gây hại giữa tháng 7 với TLB TB 6,2% cao 24,2% DTN nhẹ 50ha tại địa bàn các xã HNeng, Kon Gang, HNol, ADơk do áp dụng các biện pháp phòng trừ chưa triệt để; ve sầu gây hại tăng hơn tháng trước với TLH TB 1,6con/hố cao 8,0con/hố DTN nhẹ 29ha do chưa phòng trừ kịp thời; rệp vảy, mọt đục quả, khô cành, khô quả,  rệp sáp gây hại rải rác.
4. Cây hồ tiêu: nuôi quả non, tuyến trùng rễ gây hại với TLB TB 8,5% cao 20%, DTN nhẹ 30ha gây hại tại địa bàn các xã Trang, HNol, Nam yang,… Thán thư lá gây hại mạnh vào đầu tháng 8 với TLB TB 6,7%, cao 25% DTN nhẹ 40ha tại các xã KDang, Kon Gang, xã Trang do nông dân chưa phòng trừ kịp thời. Bệnh vàng lá, thối rể tơ (héo chết chậm), rệp sáp hại quả, đốm đen mặt dưới lá gây hại rải rác.
 
5. Cây cao su: khai thác, bệnh loét sọc miệng cạo gây hại rải rác.
6. Cây lâm nghiệp: sâu, bệnh bình thường.
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH TỪ NGÀY 16/8/2014 ĐẾN 15/9/2014
1. Cây lúa: đốm nâu, đạo ôn, khô vằn, sâu đục than,.....tiếp tục gây hại.
2. Cây rau: (họ thập tự) bọ nhảy, sâu tơ, thối nhũn,… tiếp tục gây hại.
3. Cây cà phê: ve sầu, gỉ sắt, khô cành khô quả, rụng quả tiếp tục gây hại, chú trọng theo dõi ve sầu.
4. Cây h tiêu: tuyến trùng rễ, rệp sáp quả, bọ xít lưới, bệnh thán thư lá, héo chết chậm,… tiếp tục gây hại. 
5. Cây cao su: bệnh nấm hồng, loét sọc miệng cạo gây hại.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
1. Trên cây lúa: thường xuyên theo dõi phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ  kịp thời.
- Bọ trĩ gây hại cần tiến hành xả nước vào ruộng khoảng 02h rồi tiến hành xả nước ra để hạn chế bọ trĩ, nếu mật độ gây hại cao sử dụng các loại thuốc như: Actara 2,5EC, Padan 95SP, Confido 100SL,...(
*Lưu ý: chỉ nên sử dụng thuốc khi lúa đã gieo sạ được 30 ngày.
- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân: hướng dẫn nông dân xử lý bằng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, cào phá ổ trứng sâu sau đó có thể dùng thuốc để xử lý như: Padan 95SP, Actara 25WG,…sử dụng theo hướng dẫn trên nhãn chai.
- Những ruộng bị tuyến trùng gây hại dùng các loại thuốc dạng hạt như: Viban 5H, Diaphos 10G,...rải từ 2-3kg/1.000m2, kết hợp bón phân DAP giúp cây ra rể nhanh.
2. Trên cây rau: (họ thập tự).
- Áp dụng các quy trình sản xuất rau an toàn; thường xuyên vệ sinh đồng ruộng (làm cỏ, tiêu hủy tàn dư cây bị sâu, bệnh để tránh lây lan); sử dụng nguồn nước tưới sạch; bón phân NPK cân đối không bón dư đạm; tăng cường bón phân hữu cơ; chọn loại rau đúng với thời vụ, giống có năng suất cao, ít bị sâu, bệnh đưa vào sản xuất.
- Thường xuyên thu gom tiêu huỷ các quả bị rụng có dòi hại. Khi ruồi trưởng thành phát sinh nhiều dùng bẫy dẫn dụ Methyl Eugenol (Vidubon…) hoặc tự làm bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rãi rác cách 5-10 m một bẫy. Nếu có điều kiện thì bao quả lại sau khi quả đậu 3-4 ngày, không cần phun thuốc
* Lưu ý: nếu sản phẩm làm ra an toàn không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi thu hoạch phải bảo đảm thời gian cách ly sau khi phun thuốc.
3. Cây cà phê: nuôi quả, thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại để phòng trừ kịp thời.
- Rệp sáp, rệp vảy: sử dụng một số loại thuốc hoá học sau: Bowing 747EC, Mapy 48EC, Mapjudo 800WP, Dragoannong 700EC, Nurelle D25/2.5 EC, Marshal 200SC, Hello 250WP.
- Tiến hành phun cục bộ những diện tích bị gỉ sắt gây hại bằng các loại thuốc như: Tilt super 300ND, Sumi Eight 12.5WP,…     
- Ve sầu: sử dụng chế phẩm sinh học như: Vimetazimm 95DP và Bemetent WP.
*Lưu ý: nồng độ và liều lượng pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên chai, vỏ bao bì thuốc. Phun thuốc trong điều kiện thời tiết thuận lợi.
4. Cây tiêu: nuôi quả, thường xuyên thăm vườn phát hiện tình hình sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Dùng các loại thuốc để phòng trị một số sâu bệnh gây hại như:
- Thuốc hạt để diệt trừ tuyến trùng hại rễ như: Vimoca 20ND, Vi Furan 3G,...
- Thán thư lá: Tilt super 300 ND, Vicarben 500ND, Sumi Eight 12.5WP,…
- Bệnh chết chậm, chết nhanh: Sumi Eight 12.5WP, Alliette 80WP, Agrifos 400, chế phẩm sinh học Trichoderma để phòng trừ bệnh. Đối với các trụ tiêu đã chết cần đào bỏ, tiệu huỷ, xử lý rắc vôi bột 1kg/hố để diệt nấm bệnh, tránh hiện tượng lây lan.
- Rệp sáp hại gốc: Sherpa 25EC, Cymerin 20EC, Danitol S 50EC, chế phấm sinh học Vimetazimm 95DP,…

Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật cơ bản giúp cho bà con thực hiện tốt công tác phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng. Đề nghị Ủy ban nhân dân các xã vận động bà con nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu, bệnh gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc xin liên hệ với Trạm Bảo vệ thực vật huyện (qua số hiện thoại: 0593.831.825; di động: 0979.072.581) để được hướng dẫn cụ thể.

THÔNG BÁO

TIỀM NĂNG & PHÁT TRIỂN

TRACUU11.png
DNCongCP.png

xloicd.jpg
duongdaynong-(3).png

TIN ẢNH

PHÓNG SỰ CHUYÊN ĐỀ

THÔNG TIN CẦN BIẾT

LIÊN KẾT WEBSITE

TRỢ GIÚP TRỰC TUYẾN

 

Văn phòng 
Điện thoại:  (0269)3831178           
Địa chỉ gửi tin về Ban biên tập: vhtt.dakdoa@gialai.gov.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 5
Số người on-line: 1

Other

Thông tin liên hệ

Copyright © 2015 UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai 
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178- Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai