TỔ CHỨC TUẦN LỄ HƯỞNG ỨNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2017

12/10/2017
Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 04/10/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa về việc tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2017. Ngày 09/10/2017, Ủy ban nhân dân huyện tổ chức Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2017 nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, hình thành thói quen đọc sách thường xuyên của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội học. Tham dự buổi lễ có đồng chí Y Đức Thành - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ phát động đồng chí Hoàng Nhưn - Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh:
Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 và Công văn số 822/BCĐQG-XHHT ngày 30/01/2013 của Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập về việc triển khai đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; Ngày 09/01/2014, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013-2020 huyện Đak Đoa, với mục tiêu chung là nhằm tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người, mọi lứa tuổi được học tập ở mọi trình độ, mọi người được học thường xuyên, học liên tục, học suốt đời, mọi cá nhân có trách nhiệm và nghĩa vụ học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội để làm người công dân tốt, có nghề, lao động với hiệu quả cao, học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc, học để góp phần phát triển quê hương đất nước, phục vụ cho Tổ quốc và nhân dân.
Qua 4 năm học triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013 - 2020”, huyện Đak Đoa đã tổ chức tốt “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên địa bàn huyện. Tại 17 Trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn tổ chức thực hiện nội dung chương trình giáo dục thường xuyên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu học tập, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học công nghệ gắn với đời sống thực tiễn của địa phương. Toàn huyện tổ chức 219 lớp chuyên đề về giáo dục, y tế, pháp luật… với sự tham gia trên 9779 lượt người. Bên cạnh đó, trong thực hiện các mục tiêu của Đề án, huyện Đak Đoa hiện có 17/17 xã, thị trấn được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chiếm tỷ lệ 100%. Huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 2700/2705, tỷ lệ 99,8%, tỷ lệ; huy động học sinh vào lớp 6: 2213/2256, tỷ lệ 97,7%.. Tỷ lệ huy động trong độ tuổi: 6 – 14 tuổi ra lớp: 13973/14046, đạt tỷ lệ 99,5%; Trẻ 11 – 14 tuổi ra lớp: 6991/8798, tỷ lệ 79,5%). Tỷ lệ duy trì sĩ số của bậc mầm non: 100%; tiểu học 99,6%; THCS 98,5%; THPT 96,6%.  Năm học 2016 – 2017, học sinh hoàn thành ch­ương trình tiểu học: 2.447/2.489, đạt tỷ lệ 98,3; học sinh đậu tốt nghiệp THCS: 1311/1319, đạt tỷ lệ 99,4%;  học sinh đậu tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017: 611/651, đạt tỷ lệ 93,9.
Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học ngoại ngữ, tin học, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, .. góp phần nâng số lượng cán bộ, công chức, viên chức đạt chuẩn theo quy định lên 73,09%; Về công tác xã hội hóa giáo dục, trong năm học 2016 -2017, huy động tổ chức cá nhân trên địa bàn hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục: 2.748.800.000đ và hơn 500 ngày công hỗ trợ cơ sở vật chất các trường học, khen thưởng thưởng học sinh, và các hoạt động giáo dục khác,…
349.jpg
Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn những hạn chế nhất định như việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, nhân dân còn hạn chế, bản thân người học còn thụ động, chưa tích cực. Chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục chính quy vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều bất cập. Công tác tham mưu, phối kết hợp giữa các ngành nhằm tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động các loại hình GDTX còn hạn chế; tuy có quy chế phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể của huyện về xây dựng xã hội học tập nhưng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu vì vậy một số ngành còn hoạt động độc lập trong việc tập huấn, bồi dưỡng cho nhân dân trong cộng đồng. Một số TTHTCĐ chưa có cơ sở độc lập để hoạt động, phần lớn nhờ trụ sở của Nhà văn hóa hoặc Hội trường UBND xã làm trụ sở hoạt động; hiệu quả hoạt động của một số TTHTCĐ chưa cao, nội dung hoạt động chưa đa dạng, một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý, thường trực còn hạn chế về năng lực quản lý và tổ chức hoạt động, một số TTHTCĐ hoạt động còn mang tính hình thức.
Để khắc phục những hạn chế và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch, thời gian tới cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập; tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, nhà văn hóa; đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng; triển khai kế hoạch xây dựng xã hội học tập lồng ghép với các kế hoạch, đề án, dự án, các chương trình mục tiêu đã và đang triển khai; củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục.
Tiếp tục hưởng ứng phong trào phát động của cả nước, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017 với chủ đề: “Học tập để phát triển quê hương, đất nước” tại huyện Đak Đoa được tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh và người dân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích việc đọc sách thường xuyên, liên tục và suốt đời  nhằm xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng; góp phần giáo dục văn hóa đọc, tăng cường phương pháp và kỹ năng đọc nhằm xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trường học và các tổ chức, cơ quan phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng học; các xã, thị trấn, các trung tâm, các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Đak Đoa xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung hoạt động cho phù hợp để tạo cơ hội cho tất cả mọi người có thể tham gia học tập trong suốt thời gian của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông về mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức Tuần lễ, đặc biệt chú trọng vào các nội dung tuyên truyền, giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong Tuần lễ. Đồng thời, rà soát, củng cố, đầu tư xây dựng thư viện ở các trường học, cơ quan, đơn vị, các khu tập trung dân cư, tăng cường các trang thiết bị về sách, báo, hệ thống máy tính nối mạng internet... tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận tri thức của nhân loại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập để cán bộ, nhân viên, người lao động nhân thức được ý nghĩa và tính cấp thiết của việc cập nhật, tiếp thu, vận dụng những trí thức mới vào sản xuất và các hoạt động trong xã hội nhằm tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc tổ chức Tuần lễ học tập suốt đời phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, nhằm thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội; qua đó khuyến khích người dân chủ động học thường xuyên, liên tục và suốt đời, hướng tới xây dựng một xã hội học tập.

Việc học tập là suốt đời, không phân biệt tuổi tác. Và việc học không phải lúc nào cũng diễn ra trong trường mà ở rất nhiều nơi. Đồng thời, việc không ngừng học tập đã giúp nhiều người có cuộc sống tốt hơn…, vì vậy trách nhiệm xây dựng "Xã hội học tập suốt đời" không chỉ giới hạn ở một số cơ quan giáo dục mà phải bao gồm tất cả các tổ chức đoàn thể công cộng, các cơ quan hành chính địa phương, các cơ sở đào tạo nghề cơ sở giáo dục tư nhân ...
Thái Hưng

CÁC TIN KHÁC

  1         ...