HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

17/06/2021
        Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương. Thông tư này, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2021.

        Theo đó, Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT, quy định:
          * Về trình tự xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai
- Rà soát, thu thập tài liệu; điều tra, khảo sát số liệu cơ bản.
- Xác định, đánh giá rủi ro và đề xuất giải pháp.
- Xây dựng dự thảo kế hoạch phòng, chống thiên tai; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan; tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo.
- Ban hành kế hoạch phòng, chống thiên tai.
          * Nội dung kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện.
- Các căn cứ pháp lý để lập kế hoạch: Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Sửa đổi, bổ sung mộ số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Đê điều; Luật thủy lợi; kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh; các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản có liên quan.
- Mục đích, yêu cầu: Phù hợp với kế hoạch phòng, chống thiên tai của tỉnh; chủ trương của HĐND cấp huyện; tình hình thực tế và nguồn lực của địa phương.
- Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, bao gồm: Vị trí địa lý; đặc điểm tình hình địa chất; khí tượng, thủy văn, hải văn. Đặc điểm về dân sinh, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng theo quy định.
- Tình hình thiên tai của địa phương như
+ Các loại hình thiên tai thường xảy ra; Phạm vi bị ảnh hưởng,  lĩnh vực bị ảnh hưởng, các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bỡi thiên tai;
+ Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương.
+ Đánh giá hiện trạng công tác phòng, chống thiển tai theo quy định.
+ Nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra trên địa bàn, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương: Xảy dựng các công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; tổ chức xác định các khu vực nguy hiểm do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn; xây dựng kế hoạch ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai cho các loại hình thiên tai cụ thể thường gặp tại địa phương; xây dựng kế hoạch tổ chức thường trực công tác phòng, chống thiên tai hằng năm; xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai.
- Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết cho hoạt động phòng, chống thiên tai.
- Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xã đinh tiến độ hàng năm và 05 năm đẻ thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương.
- Xác định trách nhiệm và tổ chức thực hiện theo quy định.
       Ngoài ra, Thông tư 02/2021/TT-BNNPTNT, còn quy định cụ thể về kế hoạch phòng, chống thiên tai của cấp tỉnh và cấp xã; quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai và nội dung báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai của các cấp.
 
                                                                                         Mỹ Lai – VHTT (t/h).

CÁC TIN KHÁC

       6    ...