THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TRONG THỜI GIAN TỚI

06/09/2021
         Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Trưởng Tiểu ban truyền thông ký ban hành Kế hoạch số 03/KH-TBTT về thông tin, tuyên truyền phòng, chống Covid-19 trong thời gian tới.
       Nhằm tăng cường hiệu quả phối hợp chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền phòng, chống Covid-19 trong thời gian tới, trước mắt tập trung tuyên truyền công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội;

Ảnh minh họa internet
           Theo đó, Kế hoạch số 03/KH-TBTT, nêu rõ:
       * Huy động các lực lượng truyền thông (báo chí, thông tin cơ sở, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, mạng viễn thông, các công nghệ hỗ trợ rà quét, phân tích, điều tiết xu hướng xã hội...) để tạo đồng thuận, toàn dân đoàn kết chống dịch, tin tưởng ủng hộ các giải pháp mạnh, tăng cường của Chính phủ, phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để giải quyết và tham mưu giải quyết, kiến nghị những giải pháp mới nhằm sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường; đấu tranh, phản bác kịp thời những luận điệu xuyên tạc, kích động sai sự thật về phòng, chống dịch Covid-19; cung cấp thông tin thống nhất, kịp thời, chính xác, nhất là các thông tin thiết thực, giúp nhân dân đảm bảo sinh hoạt thiết yếu, được chăm sóc sức khỏe, không gây hoang mang, lo lắng nhưng cũng không gây tâm lý chủ quan trước dịch bệnh Covid-19.
       * Báo chí, truyền thông trực tiếp tham gia chống dịch, lấy việc thông tin, hướng dẫn, góp ý giải pháp chống dịch hiệu quả, ổn định đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân làm mục tiêu lớn nhất của công tác báo chí – truyền thông. Đẩy mạnh truyền thông về các mô hình, giải pháp về y tế phòng, chống dịch, về điều trị cho người nhiễm bệnh (hoạt động của tổ Covid-19 cộng đồng, đội y tế lưu động test nhanh Covid-19, phát thuốc điều trị, thuốc điều trị cho người mới nhiễm để không trở nặng dẫn đến tử vong, việc nghiên cứu, sản xuất vắc – xin trong nước, đẩy nhanh tiên độ tiếp nhận, phân phối, mua và sử dụng vắc – xin...)
       * Thông tin trung thực, khách quan, xây dựng và có trách nhiệm, giúp trung ương và địa điều hành, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác phòng, chống dịch; giảm thiểu hình ảnh tác động đến môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam.
       * Thông tin tuyên truyền cân bằng, kịp thời, đúng bản chất, dễ hiểu đối với các quyết sách và giải pháp mới của các ngành, các cấp (đặc biệt là các giải pháp mới về y tế, về đảm bảo lương thực, thực phẩm, an sinh xã hội). Nhằm ngăn chặn đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh; tuân thủ các khuyến cáo của ngành y tế về các biện pháp, kỹ năng phòng, chống dịch.
       * Thông tin cân đối về công tác phòng, chống dịch của các địa phương, của Việt Nam và của thế giới phù hợp với diễn biến dịch bệnh và mục đích của công ác phòng, chống dịch theo từng giai đoạn.
       * Các tỉnh, thành phố, bộ ngành thống nhất phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, cả về nội dung và tần suất, tùy theo yêu cầu và diễn biến của công tác phòng, chống dịch.
       Mỗi địa phương, tùy tình hình xây dựng “kịch bản truyền thông”, trong đó lưu ý việc dự thảo và đón bắt tâm lý của người dân để truyền thông sớm, truyền thông chủ dộng và hiệu quả, tránh bị động, lúng túng. Chọn lọc lắng nghe ý kiến đóng góp từ báo chí, truyền thông phục vụ cho công tác phòng, chống dịch.
       *  Các yêu cầu truyền thông phải phù hợp với từng giai đoạn phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể:
       - Giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội:
       Các cơ quan báo chí, truyền thông “CHỦ ĐỘNG-CHÍNH XÁC-TRÁCH NHIỆM”, tuyên truyền để người dân “KHÔNG HOANG MANG-TIN TƯỞNG-ỦNG HỘ”, đối với các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ, với mục tiêu lớn là AN DÂN, để người dân được AN TOÀN.
       - Giai đoạn trong trạng thái “bình thường mới”:
       Các cơ quan báo chí, truyền thông “TÍCH CỰC-TRUYỀN CẢM HỨNG”, tuyên truyền để người dân KHÔNG CHỦ QUAN khi dịch bệnh được kiểm soát, luôn đề cao, cảnh giác; tăng cường hướng dẫn người dân về kỹ năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, tạo thói quen phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để người dân SÁNG TẠO, có nhiều ý kiến đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, khích lệ sáng kiến, giải pháp mới trong lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc sau dịch bệnh Covid-19.
       Khuyến khích cơ quan báo chí, truyền thông có các thông điệp, nhằm tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền, vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn, tình hình trong thời gian tới (“Ai ở đâu ở yên đó”, “Ở nhà cho y, bác sĩ về nhà”, “Cảm ơn bạn đã luôn ở tuyến đầu vì chúng tôi”, “Mỗi gia đình là một pháp đài, mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch”, “Vắc – xin tốt nhất là vắc – xin được tiêm sớm nhất”, “Hãy tiêm vắc – xxin khi đến lượt để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng”...).
       Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đối với công tác tuyền thông, các cơ quan báo chí tuyền thông và công nghệ (báo chí, Truyền thông; Thông tin cơ sở; Thông tin đối ngoại; Viễn thông; Công nghệ thông tin – an toàn thông tin) cần thực hiện tốt những nội dung và yêu cầu tại Kế hoạch số 03/KH-TBTT ngày 02/9/2021 của Tiểu ban truyền thông.
 
                                                                                         Mỹ Lai – VHTT (t/hợp).

CÁC TIN KHÁC

  1         ...