CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ MƯA DÔNG, LỐC SÉT, MƯA ĐÁ, GIÓ GIẬT MẠNH

04/04/2022
Thực hiện công văn số 76/BCH-PCTT ngày 23/3/2022 của Thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện về việc chủ động ứng phó ảnh hưởng mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trên địa bàn huyện.

Để chủ động ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã có văn bản số 01/BCH-PCTT ngày 31 tháng 3 năm 2022 đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã, Ban nhân dân các thôn, làng và nhân dân chủ động  triển khai thực hiện một số nội dung, để phòng chống ứng phó:

1. Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN :
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với thiên tai ở các thôn, làng được giao phụ trách, tuyệt đối không để thiệt hại về người, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Khi có thiệt hại xảy ra báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã (công chức Địa chính –Nông nghiệp xã) để tổng hợp, báo cáo, đề xuất kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã, Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện để theo dõi, chỉ đạo.
- Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết cực đoan và chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân trên địa bàn triển khai các biện pháp ứng phó với dông lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh với phương châm “4 tại chỗ”, tránh thiệt hại về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra.
- Chủ động triển khai các biện pháp tổ chức cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa người bị thương nhanh chóng và khắc phục kịp thời thiệt hại về nhà cửa, tài sản của nhà nước và nhân dân do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra (huy động lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, đoàn viên tại địa phương để giúp dân khắc phục thiệt hại, nhanh chóng ổn định đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân).
- Công chức Địa chính – Nông nghiệp xã: Tổng hợp, báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do dông, sét, lốc, mưa đá gây ra theo quy định (tại Thông tư liên tịch số: 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ), gửi về Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã (công chức Địa chính –Nông nghiệp xã) để tổng hợp, báo cáo, đề xuất kịp thời cho Ủy ban nhân dân xã, Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện để theo dõi, chỉ đạo.
- Kiểm tra việc chuẩn bị nhân lực, phương tiện tìm kiếm cứu nạn, dự trữ nhu yếu phẩm, thuốc men để nhanh chóng khắc phục hậu quả khi có thiệt hại xảy ra. Tổ chức đội ứng cứu, tổ y tế cơ động, lực lượng này cần được bố trí thường trực sẵn sàng huy động ngay để xử lý các tình huống có thể xảy ra.
- Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để ứng phó, khắc phục hậu quả thiệt hại về nhà cửa, cây trồng, tài sản của nhà nước và nhân dân theo đúng quy định của pháp luật; Đối với thiệt hại lớn không tự khắc phục được thì lập hồ sơ đề xuất hỗ trợ theo quy định Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, thực hiện theo đúng trình tự, hồ sơ Thủ tục hành chính cấp xã ban hành theo Quyết định số 915/QĐ-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh Gia Lai, Quyết định số 3499/QĐ-BNN-PCTT ngày 11/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, gửi hồ sơ về UBND huyện qua Văn phòng Thường trực PCTT và TKCN huyện (Phòng Nông nghiệp và PTNT) để tổng hợp, tham mưu huyện trình UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ.
2. Ban nhân dân các thôn, làng:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp chủ động ứng phó ảnh hưởng mưa dông kèm lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh, cụ thể:
+ Các tổ chức, cá nhân phải thường xuyên kiểm tra nhà cửa, kho tàng, công trình công cộng thuộc phạm vi quản lý, sử dụng; chủ động chằng chống gia cố, tu sửa ngay đề phòng dông, sét, lốc xoáy, mưa đá bất ngờ xảy ra. Các nhà ở lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng, ngói phải có liên kết vì kèo với cột, tường chắc chắn, có thể dằn lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát… đảm bảo đủ sức chống đỡ khi có dông, lốc xoáy, mưa đá, gió giật mạnh xảy ra.
+ Chặt, tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở, lưới điện, đường phố.
+ Khi mưa lớn kèm theo dông, sét mọi người cần ở trong nhà cần đóng kín cửa, ngắt các thiết bị điện (ti vi, máy giặt, tủ lạnh...); không mang theo người các vật dụng bằng kim loại. Người ở bên ngoài trời cần tìm nơi ẩn nấp, tránh những gốc cây cổ thụ, cột điện cao thế, đụn rơm, anten truyền hình, gần các vật kim loại; không chạm tay vào các vật ẩm ướt, vật dẫn điện; không đi dọc theo các bờ sông, bờ suối; không trú mưa ở những công trình, nhà cửa, chòi rẫy trơ trọi giữa cánh đồng; không sử dụng điện thoại; không dùng dây thép phơi áo quần và buộc vào cột thu lôi, cây cao; bỏ các vật dụng mang bên mình như cuốc, xẻng, cần câu…
- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình trên địa bàn thôn, làng và báo cáo kịp thời tình hình cho cán bộ phụ trách thôn.
Mọi người dân nêu cao tinh thần, chủ động phòng chống thời tiết thiên tai cực đoan, giảm thiểu rủi ro về người và tài sản với mức độ thấp nhất có thể.
 
                                                                                                                                Nhân nghĩa

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ban biên tập: UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm chính: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178
Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn