Xã Glar > Giới thiệu > Định hướng phát triển 2020-2025
dhpt.png
I. Các quan điểm phát triển trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025:
Phát huy các nguồn lực đầu tư, khai thác tốt nhất các tiềm năng, lợi thế để đưa kinh tế - xã hội xã phát triển, giữ vững ổn định chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội.
 Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý điều hành của bộ máy chính quyền và hiệu quả hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho nhân dân, phấn đấu xây dựng xã phát triển về kinh tế, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 II. Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025:
1. Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Glar lần thứ XIII.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội xã Glar đến năm 2025.
3. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020.
III. Các nội dung chủ yếu trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2020-2025: ( Nội dung trích từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Glar lần thứ XIII)
  1. Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp 5 năm (2020-2025)
Mục tiêu tổng quát giai đoạn  2020-2025 là: Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, phát huy lợi thế của xã đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế đến năm 2025 theo cơ cấu Nông nghiệp – Thương mại dịch vụ- tiểu thủ công nghiệp, đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội gắn với nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở
2. Các chỉ tiêu cụ thể:
2.1. Về kinh tế
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2020 -2025. Tỷ trọng các ngành:
- Nông lâm nghiệp: 55%.
- Công nghiệp - xây dựng 25 %.
- Thương mại - dịch vụ 20 %.
Thu nhập bình quân đầu người/năm: 55 triệu đồng/người/năm.
Tổng sản lượng lương thực đến năm 2025: 3.871tấn.
Diện tích một số cây trồng chủ yếu đến năm 2025: 2.955 ha, trong đó:
                   - Lúa Đông xuân: 200ha.
                   - Lúa vụ mùa: 620ha.
                   - Cà phê: 2.020ha
                   + Cà phê tái canh hàng năm: 75 ha
- Hồ tiêu: 50ha.
- Cây dược liệu: 5 ha
- Cây ăn quả và các loại hoa màu: 60 ha
Tổng đàn gia súc, gia cầm: 13.500 con, Trong đó:
- Đàn bò: 1.600 con;
- Đàn heo 3.100con;
- Đàn dê: 300 con;
- Đàn gia cầm: 8.500 con.
Xã đạt nông thôn mới nâng cao: năm 2023
Số làng đạt chuẩn nông thôn mới: 04 làng
Tỷ lệ thôn, làng văn hóa: 100%
Thu ngân sách địa phương hàng năm tăng 15%-20%/năm.
2.2. Về văn hóa - xã hội
Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường 99%.
Số trường đạt chuẩn quốc gia: 4/4 trường.
Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng: 100%
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm dưới 16%
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 95%
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân: 0,5%/năm.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,3%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 55%.
2.3. Về quốc phòng – an ninh
Tỷ lệ giao quân hàng năm đạt 100%.
Diễn tập chiến đấu phòng thủ: đạt loại khá trở lên.
Tỷ lệ huấn luyện đạt 90% trở lên.
Tỷ lệ xây dựng lực lượng dân quân hàng năm đạt 100%
2. 4. Về xây dựng hệ thống chính trị
Tỷ lệ chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 100%.
Tỷ lệ chi bộ thôn làng có chi ủy đạt 100%.
Tỷ lệ thôn trưởng là đảng viên: 100%.
Tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm đạt 90%.
Tỷ lệ phát triển đảng viên so với đầu nhiệm kỳ: 10% trở lên.
          Tỷ lệ thu hút, tập hợp quần chúng tham gia vào tổ chức đoàn, hội: trên 80%
          3-Những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung chỉ đạo trong nhiệm kỳ 2020-2025.
3.1. Về phát triển kinh tế
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, thực   hiện tái canh cây cà phê nhằm phục hồi và nâng cao năng suất vườn cây; thực hiện có hiệu quả việc lai cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn heo, phát triển đàn dê. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
Tập trung nguồn lực để huy động đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi… để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh đầu tư vào địa bàn, nhất là ưu tiên đầu tư lĩnh vực phục vụ nông nghiệp, nông thôn, phục vụ chế biến các sản phẩm có lợi thế của xã như: cà phê, hồ tiêu, phân bón. Khuyến khích phát triển hàng thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát... để tạo nhiều việc làm cho dân khi nông nhàn.
3.2. Về phát triển văn hóa, xã hội
Quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Nâng cao trình độ áp dụng  khoa học kỹ thuật cho nhân dân, đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho lao động nông thôn. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Các phong tục tập quán tốt đẹp cần được củng cố và phát triển phù hợp. Đảm bảo tốt công tác y tế, chắm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, vận động nhân dân tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế tự nguyện. Thực hiện đúng các chế độ chính sách cho các đối tượng theo quy định, các chương trình xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề an ninh xã hội.
3.3. Về Quốc phòng – an ninh
Nâng cao chất lượng lực lượng dân quân và công an xã nhằm đảm bảo công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đại bàn xã. Xây dựng và đẩy mạnh các phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Duy trì và xây dựng có chất lượng các tổ tự quản để bảo vệ an inh nông thôn.
Tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân cảnh giác với các âm mưu, luận điệu xuyên tạc, âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch , không để các đạo lạ xuất hiện tại địa phương. Giải quyết kịp thời và có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong nhân dân, các đơn thư, khiếu nại tố cáo của nhân dân pahir kịp thời giải quyết từ cơ sở.
3.4. Về xây dựng hệ thống chính trị
3.4.1. công tác xây dựng Đảng
Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, quán triệt, học tập Nghị quyết của Đảng đến cán bộ, đảng viên; chú trọng triển khai xây dựng chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong nhân dân. Tăng cường tuyên truyền, cổ vũ động viên các gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực. Nâng cao chất lựợng  công tác học tập, quán triệt, xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đảm bảo tính hiệu quả.
Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát theo điều lệ Đảng; xây dựng kế hoạch thường cuyên kiểm tra, kịp thơi giải quyết và ngăn chặn các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ, đảng viên theo quy định.
3.4.2. Về công tác xây dựng chính quyền
Nâng cao vai trò bàn và quyết định các chỉ tiêu kinh tế- xã hội hàng năm của Hội đồng nhân dân xã. Thực hiện tốt chức năng giám sát của các Đại biểu Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân xã trên các lĩnh vực. Thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng các hội nghị tiếp xúc cử tri, kịp thời thông tin, phản ánh các chủ trương, chính sách mới đến nhân dân. Đồng thời, lắng nghe và kịp thời phản ánh các kiến nghị của nhân dân đến với các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. 
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của Ủy ban nhân dân xã trong thực hiện quản lý điều hành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Thường xuyên giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, gắn với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo bước chuyển biến toàn diện và rõ nét trong công tác hành chính theo cơ chế “một cửa”, cải tiến lề lối làm việc, thực hiện nghiêm túc quy chế, thực hiện làm việc theo quy chế mới, phân công cán  bộ làm tốt khâu tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo đúng luật định, thường xuyên củng cố, kiện toàn cán bộ, công chức để tham mưu kịp thời giúp Uỷ ban nhân dân  xã làm tốt công tác điều hành và nâng cao chất lượng hoạt động của các thôn, làng giải quyết các yêu cầu thường xuyên trong nhân dân đạt kết quả cao.
3.4.3. Về hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể
Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng mặt trận và các đoàn thể vững mạnh.Triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng khối đoàn kết các dân tộc phù hợp với tình hình ở địa phương. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận, các đoàn thể trong việc phát huy dân chủ, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 217-QĐ/TWcủa Bộ Chính trị về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW về vai tròMặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tham gia xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh để xứng đáng chính quyền của dân, do dân, vì dân.
Nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn viên, hội viên, chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội, chi đoàn, xây dựng chi hội, chi đoàn vững mạnh, phát triển lực lượng nòng cốt ở cơ sở, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,”; “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong vùng ĐBDTTS”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”; Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; phong trào“Thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, tuổi trẻ xung kích bảo về Tổ quốc” và phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
 (Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII và báo cáo tổng kết giai đoạn 2015-2020 của UBND xã Glar.)
hoavan.png

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ban biên tập: UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm chính: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178
Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn