Xã Nam Yang > Giới thiệu > Thành tựu giai đoạn 2010-2015
ttgd.png

Thành tựu phát triển giai đoạn 2010-2015

1. Điều kiện tự nhiên:

Xã Nam Yang nằm về phía Bắc huyện Đak Đoa, cách trung tâm huyện khoảng 8Km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.548,25 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 1.165,24ha, đất lâm nghiệp 14,2 ha, đất ở 50,39 ha. Dân số 7044 khẩu/1600hộ; dân tộc kinh chiếm 99,9%.

2- Về kinh tế:

Trong 5 năm qua, tăng trưởng kinh tế đạt mức khá, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, nhưng chưa đạt so với mục tiêu Nghị quyết IX đề ra.Tổng giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, đến hết năm 2014 đạt 336 tỷ đồng, tăng 224% so với đầu nhiệm kỳ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 16 triệu đồng, đến cuối năm 2014 là 34 triệu đồng. Ước tính đến cuối năm 2015 đạt 35 triệu đồng (đạt 131% so với Nghị quyết IX).

Từ chủ trương nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng Nông thôn mới. Toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã đã tích cực, nỗ lực tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tăng diện tích và năng suất cho cây trồng, vật nuôi. Tổng diện tích gieo trồng chủ yếu 1.532 ha/1.395 ha đạt 110% (trong đó: cây ngắn ngày: 154,22/155ha, đạt 99,5% so với Nghị quyết; cây công nghiệp dài ngày 1.359/1.240ha, đạt 110% so với Nghị quyết (cây cà phê 1.150 ha, hồ tiêu 209 ha) (Kể cả diện tích xâm canh). Chăn nuôi từng bước phát triển về số lượng so với đầu nhiệm kỳ, nhưng chủ yếu là quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình. Ước tính đến cuối năm 2015 đàn gia súc, gia cầm khoảng 10.130 con, trong đó: đàn bò 700 con (tỷ lệ lai đạt 75%, năm 2010 là 60,6%), đàn heo 4000 con, gia cầm 4.700 con. Đàn gia súc, gia cầm tăng so với năm 2010 là 1.765 con. Công tác phòng, chống dịch bệnh và cải tạo giống đàn gia súc, gia cầm được quan tâm; kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, không để lây lan rộng.

Công nghiệp xây dựng từng bước phát triển, nhất là các ngành nghề sản xuất cơ khí nhỏ, đúc trụ tiêu, sửa chữa điện máy nông nghiệp. Nhìn chung, các cơ sở công nghiệp tăng cả về số lượng và quy mô hơn so với đầu nhiệm kỳ, từ đó đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Dịch vụ mua, bán, ăn uống được hình thành và phát triển đa dạng, đã tạo động lực phát triển hàng hóa ở nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Hiện nay toàn xã có 236 cơ sở sản xuất, kinh doanh các dịch vụ (tăng 110 cơ sở so với năm 2010); 03 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn xã (kinh doanh về xăng dầu, thu mua hàng nông sản).

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp với sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ thôn đến xã và của toàn xã hội; nhận thức của cán bộ, người dân trong việc tổ chức thực hiện xây dựng Nông thôn mới được chuyển biến tích cực. Người dân trên địa bàn đã được hưởng lợi từ các chương trình như kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn, cơ sở vật chất trường học... Trong quá trình triển khai thực hiện đã quy hoạch được trung tâm hành chính, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, xây dựng đồ án xây dựng Nông thôn mới. Hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng, bê tông hóa các tuyến đường chính. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay Nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng 4,336 km đường bê tông; 0,9 km kênh mương nội đồng; 05 phòng học trường Mẫu giáo xã, 01 nhà ăn và 01 nhà nghệ thuật thể chất, 01 nhà hiệu bộ; nhà đa chức năng và 08 phòng học của trường tiểu học, nhà sinh hoạt cộng đồng tại thôn 5, phòng làm việc và giếng khoan trạm y tế, truyền thanh…. với tổng nguồn vốn là trên 10,6 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp trên 1,6 tỷ đồng và hơn 100 ngày công để thực hiện kiên cố hóa kênh mương). Nhân dân tự bỏ vốn xây dựng trạm biến áp, đường điện trung thế, hạ thế phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng tổng trị giá khoảng 10 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí (hoàn thành trước 01 năm) và được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn quốc gia Nông

thôn mới năm 2014 theo Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 13/02/2015 của UBND tỉnh Gia Lai.

Công tác thu ngân sách trên địa bàn đạt kết quả khá, bảo đảm cho công tác chi thường xuyên, đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chính trị và hoạt động của hệ thống chính trị ở địa phương. Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 là 6,9 tỷ đồng, ước tính đến cuối năm 2015 là 4,1 tỷ đồng (bình quân thu ngân sách hàng năm trong nhiệm kỳ là 4,5 tỷ đồng). Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2010 là 3,2 tỷ đồng; ước tính đến cuối năm 2015 là 3,9 tỷ đồng.

Công tác quản lý bảo vệ tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường trên địa bàn xã luôn được quan tâm.

3- Về văn hoá - xã hội:

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đạt được những kết quả quan trọng; toàn xã có 4 trường học. Xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non 5 tuổi và tiếp tục duy trì đạt chuẩn giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp đạt 99% (đạt 100% so với Nghị quyết). Chất lượng dạy và học ngày một được nâng lên, đội ngũ cán bộ giáo viên được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất được đầu tư kiên cố, cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học; năm 2014 Trường Tiểu học Nam Yang được công nhận đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I.

Trung tâm học tập cộng đồng của xã hoạt động có hiệu quả, đã phối hợp mở 25 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, hội thảo, triển khai các mô hình áp dụng công nghệ khoa học vào sản xuất cho trên 1.500 lượt người dân.

Công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân luôn được quan tâm. Trạm y tế xã được công nhân đạt chuẩn quốc gia về y tế; cơ sở vật chất từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân; năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ y tế không ngừng được nâng lên. Trạm y tế xã có 01 Bác sĩ, 01 y sĩ, 02 điều dưỡng, 01 nữ hộ sinh và 05 y tế thôn. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 71%. Thường xuyên triển khai đầy đủ các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã từ 1,61% năm 2010 giảm còn 1,5% năm 2014. Duy trì tốt công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, không xảy ra vụ việc nào liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm tại xã.

Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao tiếp tục chuyển biến tiến bộ, góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; Thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ và các giải thể thao, góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân; Đã tổ chức thành công Đại hội thể dục, thể thao lần thứ V và tham gia Đại hội thể dục, thể thao cấp huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát động rộng khắp trong nhân dân và đã đem lại kết quả, đến nay có 1384 hộ/1600 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, chiếm 86,5 %; giữ vững 05 thôn được công nhận danh hiệu “Thôn văn hoá”. Cơ sở vật chất văn hóa luôn được quan tâm đầu tư, bước đầu đáp ứng được nhu cầu hoạt động hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thi đấu thể thao của xã. Trạm Truyền thanh của xã và các cụm loa FM được nhà nước đầu tư đã phát huy tác dụng trong việc tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương đến nhân dân trên địa bàn xã.

Công tác an sinh xã hội được triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được quan tâm, thực hiện thông qua lồng ghép chương trình đầu tư của nhà nước và sự giúp đỡ của cộng đồng, trong nhiệm kỳ đã xây dựng được 04 nhà Đại đoàn kết, 02 nhà tình thương. Hộ nghèo trên địa bàn xã đều giảm dần theo từng năm, năm 2010 toàn xã có 126 hộ nghèo, chiếm 2,7%; đến cuối năm 2014 giảm còn 27 hộ nghèo,

chiếm 1,68% theo tiêu chí mới(giảm 99 hộ so với năm 2010). Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được quan tâm, hiện nay có 1.341/3803 lao động đào tạo nghề, chiếm 35% số người trong độ tuổi lao động.

Thực hiện chính sách về tôn giáo kịp thời xem xét, giải quyết hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của người dân theo đạo.

4- Công tác quốc phòng - an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết đơn thư khiếu nại

Công tác xây dựng lực lượng dân quân đạt 0,9% so với tổng dân số. Chất lượng sẵn sàng chiến đấu và độ tin cậy được nâng lên, đảm bảo quân số huy động trong các đợt cao điểm về an ninh. Công tác đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên được triển khai thực hiện thường xuyên, đến cuối năm 2014 xã có 924 quân dự bị động viên (dự bị hạng 1 là 153 đ/c; hạng 2 là 771 đ/c); phương tiện kỹ thuật 18 xe ô tô; nữ chuyên môn kỹ thuật 06 đ/c. Tổ chức huấn luyện dân quân hàng năm đạt trên 90% quân số, kết quả huấn luyện đạt khá trở lên; Tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dân quân đạt 10%, đoàn viên trong dân quân đạt 81%. Diễn tập chiến đấu trị an năm 2012 đạt khá.

Ban công an xã được kiện toàn đủ số lượng và chất lượng, với tổng số 08 đồng chí, gồm 01 trưởng công an, 02 phó công an và 05 công an viên. Chất lượng hoạt động của lực lượng được nâng lên đáng kể, đã kịp thời tham mưu cho Đảng ủy và chính quyền giải quyết dứt điểm những công việc bức xúc trong nhân dân, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tình hình an ninh nông thôn trên địa bàn xã được giữ vững. Lực lượng công an xã đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng chống tội phạm. Công tác tuyên truyền luật an toàn giao thông và đảm bảo an toàn giao thông được tăng cường; Công tác quản lý, giáo dục đối tượng tội phạm xã hội tại cộng đồng có chuyển biến tích cực, toàn xã hiện có 26 đối tượng, trong những năm qua đã giáo dục cảm hóa và đưa ra khỏi danh sách quản lý 25 đối tượng tích cực.

Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được chú trọng; tổ chức tiếp dân ngày thứ 7, tiếp nhận đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được coi trọng và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.

5- Công tác xây dựng hệ thống chính trị

5.1- Công tác xây dựng Đảng

Thực hiện việc đổi mới phương thức lãnh đạo của toàn đảng bộ, duy trì nghiêm quy chế hoạt động của Ban Chấp hành và chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương. Đảng ủy đã bổ sung quy chế hoạt động, chương trình làm việc của Ban chấp hành Đảng ủy.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ đảng viên được quan tâm thực hiện thường xuyên. Việc quán triệt học tập nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy được thường xuyên. Đảng ủy xã đã tổ chức 15 hội nghị quán triệt chỉ thị, nghị quyết các cấp; 11 buổi thông tin, thời sự trong nước và quốc tế đến toàn thể đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân, tổng cộng có hơn 3.600 lượt người tham dự. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đã tạo sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức của cán bộ, đảng viên; trách nhiệm của các cấp ủy, chi bộ và cán bộ, đảng viên về công tác xây dựng Đảng được nâng lên rõ rệt; tinh thần đoàn kết, thống nhất được củng cố; dân chủ được mở rộng; các nhân tố tích cực được phát huy; các hành vi tiêu cực được cảnh báo, phòng ngừa; những cán bộ, đảng viên vi phạm

kỷ luật được xử lý nghiêm túc, góp phần ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng. Các kết luận sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) được các chi bộ và đảng viên triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng lộ trình theo kế hoạch đã đề ra. Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai thực hiện các Quyết định số 217- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ( khóa XI) và Quyết định số 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; đề ra các giải pháp phù hợp để đưa việc làm theo gương Bác trở thành thường xuyên, cụ thể, thiết thực, ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến như thanh niên làm kinh tế giỏi, nông dân điển hình giúp nhau làm kinh tế, các gương thiện nguyện từ thiện, gương điển hình trong công tác dân vận...

Công tác cán bộ từng bước được quan tâm, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dần được chú trọng; trong nhiệm kỳ đã sắp xếp và phân công hơn 30 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.

Qua đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên hàng năm, số chi bộ đạt trong sạch vững mạnh bình quân hàng năm đạt 28,5%; đảng viên hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ 85%, hoàn thành nhiệm vụ 15%, không có đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ.

Công tác kết nạp quần chúng ưu tú vào đảng được Đảng bộ quan tâm, đầu nhiệm kỳ Đảng bộ xã có 43 đảng viên, đến nay Đảng bộ có 79 đảng viên. Cả nhiệm kỳ Đảng bộ đã kết nạp được 39 Đảng viên, đạt tỷ lệ bình quân hàng năm 20,4% (đạt 101% so với Nghị quyết IX), trong đó tỷ lệ phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân đạt 10% (Nghị quyết Đại hội IX là 15-20%).

Tiếp tục thực hiện Đề án 01-ĐA/HU của Huyện ủy về củng cố hệ thống chính trị từ thôn đến xã. Tổng số cán bộ thôn hiện có: 42 đồng chí, trong đó: trình độ văn hóa THPT 8 người, chiếm tỷ lệ 18%; THCS 34 người, chiếm tỷ lệ 71%, có 13 đồng chí là đảng viên, chiếm tỷ lệ 31%.

Công tác dân vận của hệ thống chính trị hoạt động tích cực, tập trung vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách đại đoàn kết toàn dân, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước gắn với quy chế hoạt động của khối dân vận. Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Đảng ủy đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để thực hiện tốt công tác dân vận như: đẩy mạnh thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo; phân công Đảng ủy viên phụ trách theo dõi, giúp đỡ các chi bộ, các hộ nghèo; tham dự 03 Hội thi “Dân vận khéo” do cấp trên tổ chức; vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào xây dựng Nông thôn mới, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào toàn dân tố giác tội phạm, xây dựng 5 tổ dân vận ở 5 thôn.... Từ đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dân vận, phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân đối với đảng và chính quyền các cấp, giữ vững khối đại đoàn kết, phát huy tính dân chủ trong xã hội.

5.2- Công tác xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính

Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã đã từng bước được nâng lên. Nội dung các kỳ họp ngày càng có chất lượng, nhất là việc thảo luận và đề ra nghị quyết tại các kỳ họp có tính khả thi, phù hợp với tình hình của địa phương để chính quyền tổ chức thực hiện; vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân xã được nâng lên; công tác giám sát, tiếp xúc cử tri được tăng cường đảm bảo theo luật định và có hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân.

Tổ chức bộ máy và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã tiếp tục được củng cố, kiện toàn, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành; số lượng, chất lượng của cán bộ, công chức được nâng lên, cơ bản đáp ứng với yêu cầu, 100% các chức danh chủ chốt qua đào tạo về trình độ chính trị, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước. Việc bố trí cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách được thực hiện theo quy định: tổng số cán bộ, công chức tại xã hiện có 37 người, trong đó: cán bộ chuyên trách 10 người (có 7 người đạt trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên); công chức 12/12 người (có trình độ Trung cấp chuyên môn trở lên); bán chuyên trách 15 người.

Công tác cải cách thủ tục hành chính luôn được chú trọng; thường xuyên rà soát cải cách hành chính theo hướng “một cửa”; duy trì công tác tiếp dân định kỳ vào sáng thứ 7 hàng tuần theo quy định để kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức và công dân và giải quyết theo đúng quy định. Quy chế dân chủ ở cơ sở từng bước được đi vào cuộc sống, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên tất cả các lĩnh vực. Từ đó góp phần thúc đẩy công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

5.3- Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Đảng ủy đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội thường xuyên được củng cố, kiện toàn; bám sát các nghị quyết, chỉ thị của đảng để cụ thể hoá thành các phong trào hành động trong đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Tích cực đổi mới phương thức, nội dung hoạt động theo hướng sát dân để tập hợp quần chúng và qua đó nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng. Củng cố, kiện toàn các tổ chức còn thiếu, kiêm nhiệm và yếu kém ở các thôn; vận động phát triển đoàn viên, hội viên vào các tổ chức, xây dựng lực lượng nòng cốt của từng tổ chức (Mặt trận xây dựng được 17 nòng cốt; Hội viên Phụ nữ 961/1160 chị, tập hợp được 83 %, xây dựng nòng cốt được 200 chị; Hội cựu Chiến binh có 60 hội viên, tập hợp được 90% hội viên, xây dựng được 40 nòng cốt; Đoàn thanh niên có 1360/1490 đoàn viên, thanh niên, tập hợp được 87%, xây dựng được 40 nòng cốt; Hội nông dân 745, tập hợp được trên 50%, xây dựng được 200 nòng cốt; Đoàn viên công đoàn có 38 đoàn viên).

Mặt trận và các đoàn thể luôn tích cực trong việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào do cấp trên phát động, như: Mặt trận có cuộc vận động “ngày vì người nghèo”, phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phát động gia đình ký cam kết đảm bảo An toàn giao thông được 1584/1600 hộ, đạt 99% hộ gia đình tham gia; Phụ nữ có phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và cuộc vận động xây dựng gia đình “phụ nữ 5 không, 3 sạch”; Hội Cựu chiến binh có phong trào “ Hội viên giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo”, “cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa”; Đoàn thanh niên có phong trào “xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp; Hội Nông dân có phong trào“Nông dân sản xuất giỏi”… Ngoài ra, Mặt trận và các đoàn thể đã phối hợp tổ chức phát động quần chúng xây dựng mô hình dân vận khéo, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/ĐU về lãnh đạo phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”...

hoavan.png

 THÔNG TIN LIÊN HỆ

Ban biên tập: UBND huyện Đak Đoa
Chịu trách nhiệm chính: Bà Kiều Thu Hương - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai
Địa chỉ: 68 Trần Hưng Đạo, Thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai
Điện thoại: (0269)3831178 - Fax: (0269)3831178
Email: ubnddakdoa@gialai.gov.vn