Huyện Đak Đoa tích cực hỗ trợ người dân tái canh cà phê

28/09/2023
        Cà phê được coi là cây trồng chủ lực của huyện Đak Đoa và mang lạinguồn thu nhập ổn định cho người dân. Để nâng cao năng suất và chất lượng cà phê, những năm quahuyện Đak Đoa đã tích cực hỗ trợ nông  dân trồng tái canh những diện tích cà phê đã già cỗi kém hiệu quả.

Hình ông Huin ở thôn O Đất, xã Ia Băng chăm sóc vườn
cà phê trồng tái canh năm 2019
 
Huyện Đak Đoa hiện có trên 28.000 ha cà phê, để cải tạo, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng vười cây, thời gian qua huyện Đak Đoa đã triển khai các chính sách hỗ trợ, khuyến khích  người dân trong việc tái canh cà phê, nhất là việc hỗ trợ cây giống đạt chất lượng và tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ để bà con nông dân áp dụng trong quá trình sản xuất, thâm canh. Nhờ vậy mà diện tích cà phê tái canh hằng năm của huyện đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hạch đề ra.

Gia đình ông Huin ở thôn O Đất, xã Ia Băng có gần 2.000 cây cà phê, nhưng do trồng đã lâu năm nên bị già cỗi, cho năng suất thấp, lợi nhuận thu được không đủ để tái đầu tư. Năm 2012 gia đình ông đã chủ động đưa giống cà phê mới vào trồng tái canh trên 300 cây, hiện đang trong thời kỳ kinh doanh, với năng suất mỗi năm đạt từ 1,5 đến 1,7 tấn cà nhân. Năm nay khi được huyện hỗ trợ 1 phần kinh phí mua cây giống, gia đình ông đã bỏ thêm kinh phí để tiếp tục thực hiện trồng tái canh 700 cây cà phê bằng giống TRS1.Ông Huin nói: “Hồi xưa trồng cà phê giống cũ không phát triển được, nhưng rồi mình phá mình trồng cà phê giống mới, tới nay thì được rồi cà phê phát triển tốt rồi cho quả gấp 3 lần cà phê giống cũ. Năm nay mình được Nhà nước hỗ trợ cây giống cà phê nên nhà mình đã trồng thêm 700 cây giống cà phê TRS1, mình đào hố đàng hoàng, bỏ phân bò, phân chuồng nên mình trồng đảm bảo rồi”.

Là một trong những xã có diện tích cà phê lớn nhất của huyện Đak Đoa, những năm gần đây xã Ia Băng không chỉ  liên kết với các công ty trên địa bàn tỉnh nhân rộng mô hình sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C mà xã còn tích cực vận động, hỗ trợ người dân đẩy mạnh tái canh cà phê. Riêng từ đầu năm đến nay, xã Ia Băng đã thực hiện trồng tái canh được 48 ha cà phê, vượt 14 ha so với chỉ tiêu huyện giao. Ông Đinh Lek, Chủ tịch Hội nông dân xã Ia Băng, huyện Đak Đoa cho biết: “Qua thực hiện chủ trương về tái canh cà phê, hội nông dân xã đã phối hợp với các ngành, đoàn thể đểtuyên truyền về các loại cây giống đạt hiệu quả cho bà con, qua việc trồng từ ba đến bốn năm nay, Nhân dân với hội viên đã thấy rõ là đạt hiệu quả rất cao cho nên bà con chủ động tái canh cà phê già cỗi, bữa nay là hiệu qủa, năng suất đạt rất cao nên bà con Nhân dân rất phấn khởi, đến nay diện tích tái canh cà phê năm nay của xã là Nhân dân đã trồng tái canh đạt rất cao”. 

Theo kế hoạch, trong năm 2023 này huyện Đak Đoa sẽ trồng tái canh 300 ha cà phê trên những diện tích cây cà phê đã bị già cỗi, kém năng suất. Để thực hiện đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, huyện Đak Đoa đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành chuyên môn, tích cực hướng dẫn các hộ dân ngay sau khi thu hoạch xong niên vụ cà phê  năm 2022  thì tiến hành lựa chọn, nhổ bỏ cây cà phê già cỗi và dọn cỏ, cày xới, xử lý đất để chuẩn bị cho việc trồng tái canh. Bên cạnh đó, huyện cũng đã phối hợp với Công ty cà phê Nestlé hỗ trợ trên 140.000 cây cà phê giống TRS1, TR4 theo hình thức đối ứng để bà con  đưa vào trồng tái canh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được vay vốn ngân hàng để đầu tư chăm sóc diện tích cà phê mới tái canh. Tính đến thời điểm này,  nông dân trong huyện đã xuống giống tái canh được trên 347 ha cà phê, vượt trên 47 ha so với kế hoạch. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình xử lý đất,  bón phân và nguồn giống đảm bảo chất lượng, nên hầu hết các diện tích cà phê đã tái canh của các hộ dân trên địa bàn huyện đều đạt tỷ lệ sống cao, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt.Ông Nguyễn Kim Anh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đak Đoa cho biết: “Thực hiện công tác tái canh thì chúng tôi xác định lựa chọn một số giống mà đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được công nhận, trong đó đối với địa bàn Đak Đoa thì căn cứ vào tình hình đất đai chúng tôi lựa chọn và khuyến cáo bà con nông dân 2 dòng để đưa vào tái canh đó là giống TR4 và TRS1 để hướng cho bà con tái canh trong giai đoạn này và thứ 2 nữa là phối hợp với công ty hỗ trợ giống đảm bảo và hỗ trợ về kinh phí để mua giống. Năm 2023 cho tới giờ phút này thì chúng tôi đã thực hiện tái canh được 347 ha, hiện nay bà con nông dân cũng đã xuống giống xong”.

Hiện nay ngoài việc tiếp tục hướng dẫn  nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật  vào quá trình sản xuất, giúp vườn cây phát triển tốt, huyện Đak Đoa sẽ tiếp tục phối hợp với các Công ty, doanh nghiệp và các hợp tác xã  thực hiện các dự án liên kết sản xuất và chế biến cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, VietGAP... gắn với tiêu thụ sản phẩm, giúp bà con ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần thực hiện thành công Đề án cái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện./.
 
                                                                   Ngọc Định-TTVHTT huyện Đak Đoa
 
 
 
 
 
 

CÁC TIN KHÁC

  1         ...