Nâng cao cảnh giác tội phạm sử dụng công nghệ Deepfake AI để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

24/06/2023
      Thời gian gần đây, xuất hiện một thủ đoạn lừa đảo mới, hết sức tinh vi khiến không ít người dùng "sập bẫy". Đó là đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo) để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người dùng muốn giả mạo để yêu cầu "nạn nhân" chuyển tiền.

        Các đối tượng tạo tiến hành lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội trùng thông tin và ảnh đại diện với người dùng, kết bạn với nạn nhân trong danh sách bạn bè và nhắn tin vay mượn tiền theo kịch bản sẵn có. Trong một số trường hợp, đối tượng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram...) của người dùng để trực tiếp nhắn tin cho nạn nhân trong danh sách bạn bè. Để tạo lòng tin đối với nạn nhân, đối tượng truyền tải “Deepfake video” có sẵn lên kênh “video call”, khiến nạn nhân nhận ra hình ảnh và giọng nói của người quen và nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng. Với “Công nghệ Deepfake”, “video call” giả mạo có độ chính xác cao, rất khó phân biệt thật giả.

      Thuật ngữ "Deepfake" là sự kết hợp giữa "deep learning" và "fake". Công nghệ này được xây dựng trên nền tảng machine learning mã nguồn mở của Google. Deepfake sẽ quét video và ảnh chân dung của một người sau đó hợp nhất với video riêng biệt nhờ AI và thay thế các chi tiết trên gương mặt như mắt, miệng, mũi với chuyển động gương mặt, giọng nói như thật. Càng có nhiều hình ảnh gốc thì AI càng có nhiều dữ liệu để học. Deepfake có thể gán khuôn mặt của người này sang người khác trong video với độ chân thực đến kinh ngạc.

     Deepfake đang là mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Người dân sử dụng mạng xã hội cần luôn tỉnh táo, cảnh giác. Khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội. Hãy bình tĩnh gọi điện thoại trực tiếp cho người thân để xác minh mà không qua các ứng dụng như Zalo, Messenger, Viber, Telegram... thậm chí gặp mặt trực tiếp khi có người cần hỏi vay tiền. Bên cạnh đó, người dân nên cân nhắc kỹ lường trước khi click những đường link lạ và không rõ xuất xứ trên mạng xã hội để phòng tránh việc các đối tượng xấu đánh cắp tài khoản. Bảo vệ tài khoản mạng xã hội của bản thân, thiết lập các cơ chế bảo mật thông tin cũng là một trong những cách hiệu quả với các chiêu trò của tội phạm mạng.Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của cuộc gọi “Deepfake”.
✅ Thời gian gọi thường rất ngắn chỉ vài giây.
✅ Khuôn mặt người gọi thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói, hoặc tư thế trông lúng túng, không tự nhiên, hoặc hướng đầu và cơ thể của họ trong video không nhất quán với nhau…
✅ Màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí, video trông rất giả tạo và không tự nhiên.
✅ Âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh.
✅ Ngắt máy giữa chừng với lý do mất sóng, sóng yếu...

      Người dân nên cập nhật kiến thức về AI và hạn chế chia sẻ công khai quá nhiều hình ảnh, clip cá nhân lên các trang mạng xã hội để tránh trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh vào mục đích xấu. Mọi thông tin liên quan về cácđối tượng lừađảo qua không gian mạng yêu cầu bà con gọiđiện thoạiđến Công an huyệnĐak Đoa thông qua sốđiện thoại trực ban: 02693.83.11.14.
                                                              HOÀNG THANH – CÔNG AN HUYỆN

CÁC TIN KHÁC

  1         ...